Theo báo cáo của UBND thành phố, có 98% lượng rác thải sinh hoạt khu vực đô thị hiện được thu gom, xử lý; khu vực nông thôn đạt hơn 80%. Hoạt động thu gom, xử lý, chất thải rắn trên địa bàn thành phố còn hạn chế. Hầu hết rác thải được xử lý bằng cách chôn lấp.
Ngày 17-5, Đoàn công tác Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội có cuộc khảo sát và làm việc về công tác quản lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố. Đồng chí Trần Văn Minh, Phó chủ nhiệm Ủy ban làm trưởng đoàn. Đồng chí Nguyễn Xuân Bình, Phó chủ tịch Thường trực UBND thành phố tiếp và làm việc với đoàn. Cùng dự làm việc có đồng chí Bùi Thanh Tùng, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng.
Đoàn công tác Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khảo sát tại Khu xử lý chất thải rắn Tràng Cát. Ảnh: Hoàng Phước
Theo báo cáo của UBND thành phố, có 98% lượng rác thải sinh hoạt khu vực đô thị hiện được thu gom, xử lý; khu vực nông thôn đạt hơn 80%. Hoạt động thu gom, xử lý, chất thải rắn trên địa bàn thành phố còn hạn chế. Hầu hết rác thải được xử lý bằng cách chôn lấp. Thành phố có 3 khu xử lý chất thải rắn theo phương pháp chôn lấp với công suất tiếp nhận là 1096 tấn/ngày. Các bãi chôn lấp này đang phải hoạt động vượt công suất, trong vòng 1-5 năm nữa là hết thời hạn hoạt động, phải đóng cửa. Trong khi đó, nhiều điểm quy hoạch, xây dựng khu xử lý chất thải rắn đã phê duyệt nhưng chưa thực hiện được do khó khăn về nguồn kinh phí. Hầu hết các bãi rác ở ngoại thành là bãi rác tạm, tự phát không bảo đảm yêu cầu vệ sinh môi trường. Tỷ lệ tái chế rác thải đạt thấp; giá dịch vụ thu gom, xử lý rác thu không đủ bù chi.
Kết luận buổi làm việc, đồng chí Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và Môi trường của Quốc hội ghi nhận và đánh giá cao sự phát triển kinh tế- xã hội của thành phố. Bên cạnh đó, sự phát triển này cũng làm phát sinh những bất cập về quản lý, xử lý chất thải rắn và chất thải sinh hoạt. Đồng chí đề nghị thành phố quan tâm hơn nữa công tác bảo vệ môi trường. Trước hết, ưu tiên điều chỉnh quy hoạch và đầu tư xây mới các khu xử lý rác thải; áp dụng công nghệ tiên tiến và cải thiện chất lượng môi trường tại các khu xử lý; điều chỉnh lộ trình tăng giá phù hợp để bảo đảm kinh phí hoạt động cho các doanh nghiệp và quyền lợi của người dân. Đối với các kiến nghị của thành phố, đoàn sẽ tiếp thu và phản ánh lên Quốc hội và bộ, ngành liên quan.
Phó chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Xuân Bình khẳng định, Nghị quyết 32 và Kết luận 72 của Bộ Chính trị xác định mục tiêu xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố Cảng xanh, văn minh, hiện đại. Do đó, bảo vệ môi trường đối với thành phố là vấn đề vô cùng quan trọng. Thời gian tới, thành phố tiếp tục quan tâm đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, trong đó có hoạt động quản lý chất thải sinh hoạt. Hiện nay, công tác này có những chuyển biến, song so với yêu cầu còn hạn chế, cần tiếp tục khắc phục, điều chỉnh, có cơ chế đẩy mạnh thu hút tư nhân tham gia. Thành phố sẽ khảo sát đánh giá lại bộ máy quản lý để phân công nhiệm vụ cho phù hợp. Đồng thời, đề nghị Trung ương có định hướng về công nghệ xử lý chất thải, ban hành các tiêu chuẩn về môi trường để các địa phương có điều kiện lựa chọn mô hình và cách làm phù hợp; quy định giá và phí đủ điều kiện để hoạt động hiệu quả. Đặc biệt, Trung ương quan tâm hỗ trợ thành phố việc kiểm soát, bảo vệ môi trường khu vực cảng biển.
Trước đó, đoàn đi kiểm tra, khảo sát tại Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Tràng Cát và Nhà máy xử lý nước thải Vĩnh Niệm.
Báo Hải Phòng ngày 18/05/2018
Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…
Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…
Sáng 22/11, UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết…
Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…
Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…
Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More