Đồ Sơn, Hải Phòng: Tái diễn tình trạng chặt chém, xuất hiện nhiều hình ảnh phản cảm

Ngay tại lối vào khu II Đồ Sơn (Hải Phòng) là 1 bãi trông xe rộng khoảng vài ngàn m2 do UBND phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn quản lý. Thế nhưng trái ngược với giá đã được niêm yết, nhân viên xé vé đã thu gấp 2 – 3 lần so với giá quy định.

 Giá vé 30.000đồng/lượt/120 phút, nhưng thực tế nhân viên xé vé thu cao hơn so với quy địnhTheo ghi nhận thực tế, bãi đỗ xe có sức chứa tới vài trăm chiếc chủ yếu từ 4 đến 10 chỗ ngồi. Không cần biết du khách là ai, từ đâu đến, điều đầu tiên khi vào bãi xe 1 nhân viên nữ xuất hiện yêu cầu phải nộp 50.000 đồng. Chị này cho biết, theo quy định 25.000 đồng/2 tiếng, nếu muốn đỗ thoải mái thì trả 50.000 đồng với xe 4 chỗ ngồi. Người phụ nữ này khẳng định tại bãi không trông xe qua đêm mà chỉ tính theo tiếng. Rất nhiều lái xe lên tiếng phản ánh về tình trạng thu vé không theo quy định nào thì người này nói ở đây là vậy, không đồng ý thì lái xe đi chỗ khác.

Chiều 30/4, khi phóng viên trở lại bãi theo chân 1 xe ô tô 4 chỗ, lúc này có 1 người đàn ông đã tới và yêu cầu đưa ngay 50.000 đồng khỏi cần hỏi bao nhiêu tiếng, cứ thoải mái đỗ đậu. Tuy nhiên khi được hỏi có gửi qua đêm được không thì người này từ chối dứt khoát không trông xe qua đêm.

Một lái xe biển Hà Nội 29A.00… phản ánh: “Khi tôi đánh xe vào gửi theo tiếng, 1 người đàn ông yêu cầu tôi phải trả 90.000 đồng trong khi vé chỉ quy định 30.000 đồng. Mà dứt khoát họ chỉ cho tôi vào đúng 2 tiếng. Khi tôi thắc mắc họ có những lời lẽ rất khiếm nhã yêu cầu tôi rời bến ngay nếu không trả tiền”.

Lái xe này cho biết thêm, giá ghi ở trên vé rất khó hiểu khiến nhiều người hiểu lầm. “Tôi thắc mắc về việc vé không có đóng dấu giáp lai, không có số xe, số ghế, không ghi ngày tháng năm… mà chỉ ghi rất chung chung “vé trông coi ô tô giá vé 30.000đồng/lượt/120 phút” thì không thấy nhân viên trả lời. Tôi hay chở các đoàn đi lễ, đi du lịch rất nhiều nhưng với xe 45 chỗ loại này vào bất cứ nơi đâu giá cao nhất cũng chỉ 40.000đồng, có đóng dấu đầy đủ. Chỉ có ở Đồ Sơn mới làm ăn kiểu này”, lái xe biển Hà Nội 29A.00… bức xúc.

 Bảng giá niêm yết tại bãi trông xe

Cũng tình trạng như vậy, anh K (Hải Dương) rút ra 2 tờ vé có ghi mệnh giá 30.000 đồng phản ánh với phóng viên rằng mình phải nộp 60.000 đồng trong vòng 1 tiếng. “Khi tôi hỏi thì nhân viên ở đây không cho thêm giờ. Tôi rất bức xúc trước việc làm ăn kiểu chộp giật như vậy”, anh K nói.

Trao đổi về thực trạng trên, ông Lưu Đình Tiến – Chủ tịch UBND phường Vạn Hương xác nhận, chiếc vé được phát hành là của UBND phường. Nhưng vì sao không được đóng dấu, trên thực tế vé đã được thực hiện theo quy định của ngành thuế hay chưa thì vị Chủ tịch này dứt khoát không trả lời.

Khi được hỏi bãi xe có nhận trông xe qua đêm? Ông Lưu Đình Tiến trả lời nếu trông xe qua đêm là 50.000 đồng. Nhưng tại sao nhân viên lại khẳng định không có trông xe qua đêm thì vị Chủ tịch phường Vạn Hương vẫn chọn cách im lặng.

Vậy dư luận có quyền đặt nhiều câu hỏi về vấn đề thu vé không minh bạch của phường này? Vào những ngày lễ, ngày cao điểm lượng xe đổ về khu du lịch Đồ Sơn khá nhiều, mỗi ngày có vài trăm lượt xe được gửi ở đây nhưng số tiền thu trên thực tế đã khác xa so với lượng vé đưa cho khách (vé không có dấu, chữ ký, biển số xe, ngày giờ…). Liệu chính quyền phường có tiếp tay cho nạn chặt chém khách hay cố tình làm ngơ không biết?

 Dịp nghỉ lễ năm nay biển Đồ Sơn khá đông khách nhưng vẫn xuất hiện nhiều hình ảnh phản cảmMột cán bộ ngành thuế cho biết đây là vé do UBND phường tự đi in. Về nguyên tắc, nếu vé của UBND phường thì phải được đóng dấu treo và thu đúng trên giá vé đã được niêm yết. Nhưng ở đây giá vé được nhân viên bán vé thu lên gấp 2 thậm chí gấp 3 lần so với thực tế.

Theo tìm hiểu thêm của phóng viên, dịp 30/4 – 1/5 năm nay tại bãi biển Đồ Sơn khá đông khách du lịch. Nhưng về giá cả, ăn uống thì bị làm giá lên gấp nhiều lần. Đơn cử, 1 quả dừa được các cơ sở kinh doanh bán với giá 50 – 70.000 đồng; 1 lon nước ngọt, chai bia bán với giá từ 20 – 30.000đồng; cua biển có giá 700 – 800.000đồng/kg. Tuy nhiên, điều mà du khách không hài lòng nhất là hình ảnh bán hàng rong, bán hàng dạo tại khu bờ biển. Trong khi đó năm nay bãi biển Đồ Sơn xuất hiện hình ảnh rất mất vệ sinh, ngập rác bủa vây. Nếu các năm trước tại bãi biển chính các cơ sở kinh doanh không được mang ô dù xuống biển thì năm nay ô dù lại thoải mái được cài cắm tại bờ biển. Một chiếc ô với 2 chiếc ghế được thu với giá 30.000đồng.

Thiết nghĩ, đã đến lúc cơ quan chức năng cần vào cuộc kiểm tra làm rõ trạng chặt chém vé xe của khách du lịch tại bãi trông xe số 2 thuộc phường Vạn Hương, và cần quan tâm đến Đồ Sơn nhiều hơn nữa trong vấn đề hoạt động du lịch. Đừng để những hình ảnh phản cảm nói trên gây ảnh hưởng không tốt tới tâm lý du khách khi đến với Đồ Sơn.

Nguồn. Kinh tế & Đô thị

Tin khác

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More