Điều gì đang xảy ra với trẻ đằng sau cánh cửa lớp học, trường học?

Cuối clip tát, đánh nhiều học sinh trong giờ kiểm tra, cô Thu Trang ở Hải Phòng, nói: “Khóc à, lớp tôi mà khóc là tôi đóng cửa, tôi tẩn cho”. Đã đến lúc tất cả chúng ta phải trả lời câu hỏi: Điều gì đang xảy ra với trẻ đằng sau cánh cửa lớp học, trường học?

  

ThS Nguyễn Hồ Thụy Anh, giảng viên Trường phát triển tài năng và tính cách John Robert Power, từng công tác tại Sở GDĐT TPHCM cho biết bà ám ảnh với câu nói của cô Trang ở cuối clip cô tát, đánh trẻ: “Khóc à, lớp tôi mà khóc là tôi đóng cửa, tôi tẩn cho”.

Cách mà cô Trang, cô Vân đánh trẻ, tát trẻ, mắng nhiếc, gọi trẻ bằng” con, thằng, ông, bà” qua clip cho thấy việc đánh đập, bạo hành trẻ không phải không chỉ vì nóng nảy quá, vì những tình huống không kềm chế được…mà các cô đánh trẻ rất “chuyên nghiệp”. 

Trẻ quen cũng đánh “Lớp tôi, tôi đóng cửa, tôi tẩn cho”. Trẻ mới gặp cũng đánh chỉ vì “không thể hiểu nổi học sinh lớp này”. Lý do đánh nào là: Quên dấu chấm – đánh; ra khỏi chỗ – đánh; mất bài thi – đánh; viết chậm – đánh… 

Các cô đánh xối xả như một thói quen, quen tay đến nỗi xem đó là điều bình thường, các cháu cũng nín nhịn như một thói quen. Hàng chục đứa trẻ không ai dám lên tiếng, hai cô cứ bình tĩnh mà đánh.

Hình ảnh cô giáo tát học sinh ở Hải Phòng.

Đánh đập, mắng nhiếc lúc này đã trở thành phương pháp giáo dục duy nhất. Và tệ hơn nó trở thành xác tín trong quan điểm về cách hành xử của cô đối với học trò của mình và cả trong trong quan điểm về xây dựng kỹ luật lớp học.

Bà Thụy Anh đặt ra những câu hỏi lương tri nhức nhối: Cả trường có ban giám hiệu, tổ trưởng bộ môn, khối trưởng… mà sao giáo viên chỉ cần đóng cửa là có thể ngang nhiên bạo hành trẻ?

Những đứa trẻ lớn lên trong môi trường mà bạo hành thể xác và lời nói diễn ra mỗi ngày như không khí chúng đang thở như vậy sẽ trở thành những công dân như thế nào trong năm, mười năm nữa? Những đứa trẻ bị đánh và cả những đứa trẻ hôm nay đang lặng im nhìn bạn bị đánh?… Đáng sợ hơn là trẻ trở nên bình thường với những cái bất bình thường trong xã hội.

“Con cái là của để dành” và chúng ta đang giao “của để dành” cho những ngôi trường, cô giáo mà ở đó chỉ cần đóng cửa lại thì kể cả tiếng khóc thét của con chúng ta khi bị bạo hành cũng không được nghe thấy. 

Bố mẹ lại bận rộn mưu sinh đến mức không còn thời gian cho “của để dành của mình” , không còn thời gian để lắng nghe con, trò chuyện cùng con. Để rồi, tiếng khóc thét đằng sau cánh cửa mãi mãi là bí mật con mang theo của nhiều đứa trẻ, mãi mãi cướp đi tuổi thơ của con!

Là một người hoạt động giáo dục và cũng là một người mẹ, bà Thụy Anh nghẹn ngào: “Sự việc cô Trang, cô Vân, chuyện những đứa trẻ lớp 2 ở trường Tiểu học Quán Toan là câu chuyện của tôi, của bạn… . Trẻ em là tài sản quý nhất. Nhưng đến trường, các em phải mang những “bí mật” khủng khiếp, về nhà cha mẹ bận rộn. Vậy ai sẽ là người trẻ tìm đến khi không cảm thấy an toàn?”

“Cô đánh đó mẹ ơi!”

Chị Huỳnh Mai An Đông, một phụ huynh ở TPHCM đã nhiều lần lên tiếng về việc con mình bị giáo viên bạo hành ở trường học. Đó không chỉ là chuyện của con chị… 

Con chị học lớp 2 tại một trường tiểu học ở quận vùng ven. Năm lớp 1 cháu đã bị cô giáo đánh và sự việc chỉ dừng lại khi chị vào trường nói chuyện với cô. Vào lớp 2, ngay tuần đầu tiên về bé nói, con bị đánh vào mặt…

Chị không thể chịu đựng được người lớn tát vào mặt một đứa trẻ. Chị vào trường gặp cô, dù là người phản đối bạo lực với trẻ với mọi hình thức, chị vẫn dằn lòng nói cùng lắm cô chỉ có thể dùng thước kẻ khẽ vào tay bé.

Cô chối không nhận nhưng nói thách thức “Vậy bây giờ sao? Chị muốn tôi tiếp tục đánh bé hay bỏ mặc bé muốn làm gì thì làm, học như thế nào thì kệ?”

Bé bị đánh đều đặn bởi các lỗi như vở dơ, viết chữ xấu, viết chậm, bé ít kiên nhẫn… Người mẹ không từ chối những lỗi trên nhưng vẫn không thể hiểu nỗi tại sao những lỗi đó của trẻ lại đổi bằng đòn roi. 

Cô đánh bé nhiều đến mức bây giờ bé đã mặc định, đã tin rằng mình học dốt và cháu tự ti dần đi. Mỗi lần chị dạy con học, con nhắc đi nhắc lại điệp khúc: Con phải viết vậy đó mẹ ơi – không là cô đánh; không được xuống hàng đâu – không là cô đánh; phải đủ ô li – không là cô đánh; phải viết hoa thế này, viết hoa thế kia – không cô đánh đó mẹ ơi!

Chị đặt một câu hỏi dành cho tất cả mọi người: “Có biết bao nhiêu đứa trẻ tội nghiệp đang ngày đêm đi học với một nỗi buồn như con tôi?”

Theo Hoài Nam/Dân Trí Theo Báo Lao động

Nguồn tin: Báo Lao động

Tin khác

Cơ bản hoàn thành đề án tinh gọn bộ máy trình Bộ Chính trị

Đến nay, Bộ Nội vụ cơ bản hoàn thành toàn bộ các báo cáo, đề…

21/12/2024

Bí thư Thành ủy thăm và chúc mừng Tòa Giám mục Hải Phòng nhân dịp Lễ Thiên Chúa giáng sinh năm 2024

Chiều 20/12, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…

20/12/2024

Thiệt hại 1,5ha rừng do cháy rừng tại núi Mã Chàng, xã Lưu Kiếm (huyện Thủy Nguyên)

Sáng 20/12, thông tin từ Công an huyện Thủy Nguyên, trên địa bàn huyện vừa…

20/12/2024

Tổng kết và trao giải Báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” năm 2024

Chiều 20/12, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị Tổng kết và…

20/12/2024

Trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ sẽ thông xe đường Đỗ Mười kéo dài

Ngày 20/12, thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (Sở…

20/12/2024

Viettel sẵn sàng tạo lập cầu nối để 5G thực sự trở thành động lực góp phần thay đổi cuộc sống

Ngày 17/12, tại thành phố Hồ Chí Minh, hơn 1000 đối tác, doanh nghiệp, khách…

19/12/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More