Tham dự Diễn đàn, về phía các cơ quan Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Bộ Công Thương; Phạm Tấn Công, Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); Nguyễn Quang Vinh, Bí thư Đảng uỷ, Phó Chủ tịch VCCI.
Về phía lãnh đạo các tỉnh, thành phố có các đồng chí: Nguyễn Đức Thọ, Phó Chủ tịch UBND thành phố; Nguyễn Lê Huy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hưng Yên; Nguyễn Quang Hưng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình. Cùng đại diện các Sở, ngành thành phố, các Viện nghiên cứu, Trường Đại học, các Diễn giả, Tổ chức, Hiệp hội ngành hàng, đông đảo Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics và xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ…
Diễn đàn Logistics Vùng lần thứ V: “Chuyển đổi số-Động lực mới thúc đẩy tăng trưởng Vùng đồng bằng sông Hồng-Hải Phòng” nhằm đưa ra những đánh giá độc lập, đa chiều về định hướng phát triển logistics của Vùng đồng bằng sông Hồng nói chung cũng như thành phố Hải Phòng nói riêng; nhận diện những điểm nghẽn; nhận định xu hướng chuyển đổi số logistics từ các bài học quốc tế kết hợp thực tiễn phù hợp điều kiện của vùng. Diễn đàn cũng đề cập và phân tích các cơ chế, chính sách hiện hành nhằm tạo thuận lợi và thúc đẩy thực thi chuyển đổi số ngành logistics; đề xuất giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số ngành logistics theo hướng liên kết vùng, tận dụng lợi thể, cơ hội phát triển xứng tầm với tiềm năng…
Phát biểu tại Diễn đàn, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khẳng định: Đây là sự kiện kinh tế quan trọng đã được tổ chức qua bốn lần tại các Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng Đông Nam Bộ, Vùng đồng bằng sông Cửu Long,… Diễn đàn đã khẳng định được uy tín, tạo sức hút lớn với các Lãnh đạo Bộ ngành, địa phương, các chuyên gia kinh tế từ các tổ chức trong và ngoài nước, các doanh nghiệp logistics, doanh nghiệp xuất nhập khẩu,… Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công tin tưởng, thông qua Diễn đàn chúng ta sẽ tìm kiếm được thêm nhiều giải pháp để chuyển đổi số trong khối doanh nghiệp logicstics sớm thành công và hiện thực hóa Nghị quyết số 749/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến 2025, định hướng đến năm 2030 với định hướng đến năm 2030 xác định logicsitcs là 1 trong 8 lĩnh vực được ưu tiên trong chuyển đổi số.
Theo Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được công bố tháng 5/2024 mà Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng đưa quan điểm xác định, Vùng đồng bằng sông Hồng là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng, là động lực phát triển hàng đầu, có vai trò dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước để tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững. Trong đó, Hải Phòng là địa phương có vị thế đặc biệt quan trọng trong Vùng đồng bằng sông Hồng với hơn 1.000 doanh nghiệp logistics, chuyển đổi số logistics không chỉ tạo ra sự phát triển cho lĩnh vực này tại Hải Phòng, mà còn là động lực, là sợi dây liên kết kéo theo sự phát triển ngành logistics và kinh tế của cả Vùng đồng bằng sông Hồng. Tại Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định “đến năm 2025, xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành trung tâm dịch vụ logistics quốc gia” và “đến năm 2030, thành phố Hải Phòng trở thành trung tâm dịch vụ logistics quốc tế hiện đại bằng cả đường biển, đường hàng không, đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao”.
Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Thọ cho biết, Hải Phòng hội tụ đủ yếu tố cần thiết để trở thành một trong những đầu mối logistics quan trọng, trung tâm phân phối, trung chuyển hàng hóa đa phương thức kết nối Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với cả nước, khu vực và quốc tế. Là đô thị cảng biển đã hình thành đến nay được hơn 135 năm, với hơn 126 km bờ biển, hơn 4.000 km diện tích mặt biển; là đầu mối giao thông-giao lưu quan trọng của Việt Nam và quốc tế. Hải Phòng có hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ, với 5 loại hình giao thông (đường biển, bộ, đường sắt, hàng không, thủy nội địa) thuận lợi kết nối liên tỉnh, liên vùng và đi các nước trên thế giới. Với vị trí trọng yếu trong vùng Duyên hải Bắc Bộ, giao điểm của 2 hành lang kinh tế Côn Minh-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng; Nam Ninh-Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng và tuyến hành lang ven biển phía Bắc; là đầu mối giao thông quan trọng, cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc; và được xác định là đô thị trung tâm cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, đồng thời là đô thị trung tâm gắn kết hoạt động kinh tế hệ thống đô thị của Vùng Duyên hải Bắc Bộ.
Hải Phòng cũng xác định logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế, đóng góp vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của thành phố, thành phố Hải Phòng đã triển khai nhiều chương trình, dự án nhằm thúc đẩy phát triển logistics và đã đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện trên nhiều lĩnh vực.
Tham gia thảo luận tại Diễn đàn, Giám đốc Sở Công Thương thành phố Nguyễn Văn Thành cho biết, từ 2022 đến nay Sở Công Thương Hải Phòng đã đề xuất xây dựng 3 Đề án chuyển đổi số: Tạo lập cơ sở dữ liệu ngành Logictics; Sàn giao dịch trực tuyến Logictics và Chuyển đổi số liên ngành Logictics. Nhằm kết nối các cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Hải Phòng, trên cả nước và quốc tế, cũng như cung cấp hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan của Việt Nam và quốc tế. Vấn đề đặt ra chuyển đổi số liên ngành đã được Sở Công Thương tham mưu và đã tạo lập một số nội dung, xây dựng đề án Tạo lập cơ sở giữ liệu và cơ bản hoàn thành sàn giao dịch Logictics trực tuyến. 3 Đề án trên sẽ là bước đầu để chia sẻ dữ liệu của cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp. “Chúng tôi cũng đã có đề xuất Bộ Công Thương nhằm kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, Ban ngành cho phép chia sẻ dữ liệu và để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận chính sách”, Giám đốc Sở Công Thương nêu. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu đó, cần sự đồng chia sẻ thông tin, dữ liệu từ các doanh nghiệp khi tham gia vào cơ sở dữ liệu chung của ngành, sàn giao dịch trực tuyến thì mới có thể chia sẻ đc cùng với cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp.
Hiện tất cả các Bộ, ngành và địa phương đã thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số; 17/22 Bộ, ngành và 57/63 địa phương đã ban hành chương trình/kế hoạch/đề án chuyển đổi số giai đoạn 5 năm. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics ở Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn cả ở cấp độ vĩ mô và vi mô, cả ở các cơ quan quản lý Nhà nước, địa phương và doanh nghiệp. Theo khảo sát tại Báo cáo Logistics năm 2023 của Bộ Công Thương cho thấy, có 90,5% các doanh nghiệp dịch vụ logistics tham gia khảo sát đang còn ở giai đoạn số hóa, bao gồm cấp độ 1 là tin học hóa và cấp độ 2 là kết nối. Trong đó, phần lớn các doanh nghiệp đang ở cấp độ 2 với tỷ lệ chiếm tới 73,5%. Chỉ có khoảng 5% doanh nghiệp dịch vụ logistics đã tiến lên cấp độ 3 là trực quan hóa, 2,2% ở cấp độ 4 là minh bạch hóa. Đặc biệt, chỉ có 1,9% doanh nghiệp dịch vụ logistics đã tiến lên cấp độ 5 là có khả năng dự báo và con số rất “khiêm tốn” 0,4% doanh nghiệp đạt đến cấp độ cao nhất, cấp độ 6 là có khả năng thích ứng…/.
Trâm Bầu
Sáng 22/12, tại trường Liên cấp Alpha, quận Dương Kinh, Tập đoàn Giáo dục EQuest…
Đến nay, Bộ Nội vụ cơ bản hoàn thành toàn bộ các báo cáo, đề…
Chiều 20/12, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…
Sáng 20/12, thông tin từ Công an huyện Thủy Nguyên, trên địa bàn huyện vừa…
Chiều 20/12, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị Tổng kết và…
Ngày 20/12, thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (Sở…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More