Diễn dàn có sự tham dự của lãnh đạo UBND, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp logistics; doanh nghiệp sản xuất, các hiệp hội ngành hàng, trung tâm xúc tiến thương mại…
Diễn đàn nhằm cung cấp tổng quan về tình hình trao đổi thương mại khu vực Châu Âu-Châu Mỹ trong thời gian qua, triển vọng và thách thức trong thời gian tới, để từ đó giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về logistics trong bối cảnh hiện nay.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định, ngành logistics Việt Nam hiện đã có những bước tiến đáng kể, là một trong những ngành tăng trưởng nhanh và ổn định nhất với mức tăng trưởng trung bình 14-16% mỗi năm, đóng góp vào GDP từ 4 đến 5%.
Để có cái nhìn đa chiều về tình hình của các tuyến vận tải đi khu vực châu Âu-châu Mỹ, tại Diễn đàn này Bộ Công Thương đã mời các chuyên gia nghiên cứu trong và ngoài nước, các doanh nghiệp logistics, xuất nhập khẩu chia sẻ về những kinh nghiệm, cơ hội và thách thức mà ngành logistics Việt Nam hiện đang đối mặt. Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, các giải pháp logistics được đưa ra tại Diễn đàn sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tính bền vững, nâng cao tính chống chịu của chuỗi cung ứng, cũng như nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, mở ra cánh cửa cho nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Thảo luận tại Diễn đàn, các diễn giả nhận định, năm 2023 tiềm ẩn nhiều khó khăn và thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu và logistics Việt Nam khi phải đối mặt với những hệ lụy do ảnh hưởng của áp lực lạm phát và rủi ro suy thoái kinh tế của các nền kinh tế lớn dẫn đến việc suy giảm các đơn hàng xuất khẩu tại các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU… Các diễn giả cũng đưa ra các khuyến nghị liên quan đến quy định, thủ tục thương mại, các vấn đề thông quan mà doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ hay EU thường gặp, các giải pháp tối ưu hóa chi phí logistics để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu…
Theo Báo cáo về chỉ số logistics thị trường mới nổi năm 2022 do Agility vừa công bố, Việt Nam đứng thứ 11 trong bảng xếp hạng Top 50 quốc gia đứng đầu thị trường logistics mới nổi, đứng thứ 4 tại khu vực Đông Nam Á. Khu vực châu Âu-châu Mỹ đã được biết đến là khu vực thị trường quan trọng, nơi có những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam như: Hoa Kỳ (lớn nhất), Liên minh châu Âu (lớn thứ 3) cùng nhiều đối tác quan trọng và tiềm năng khác.
Năm 2021, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và khu vực châu Âu-châu Mỹ đạt mức tăng trưởng ấn tượng gần 21%, đạt gần 212 tỷ USD. Bước sang năm 2022, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức, lạm phát tăng cao, cạnh tranh địa chính trị giữa các nước lớn ảnh hưởng tiêu cực tới dòng chảy thương mại thế giới, tuy nhiên tính đến hết tháng 11, kim ngạch thương mại tiếp tục ghi nhận tăng trưởng tốt, ở mức 11,8%, đạt 212 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 171 tỷ USD tăng gần 16%, xuất siêu sang khu vực đạt hơn 128 tỷ USD.
Trâm Bầu
Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…
Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…
Sáng 22/11, UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết…
Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…
Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…
Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More