Tham dự Hội nghị tại điểm cầu thành phố Hải Phòng có sự tham dự của Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Thành, cùng đại diện lãnh đạo các Ban, ngành, địa phương và đơn vị liên quan.
Phát biểu khai mạc phiên toàn thể, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình khẳng định, hiện năng lượng đang giữ vai trò quan trọng và tiên phong quyết định đến sự tăng trưởng kinh tế quốc gia. Nhận thức được tầm quan trọng này, Đảng và nhà nước đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách phát triển năng lượng trong bối cảnh phát triển mới. Theo đó, phát triển năng lượng quốc gia phải phù hợp với thể chế kinh tế thị trường, nhanh chóng xây dựng thị trường năng lượng đồng bộ, cạnh tranh, minh bạch với nhiều hình thức sở hữu và phương thức kinh doanh. Ngoài ra, cần áp dụng giá thị trường đối với mọi loại hình năng lượng, khuyến khích tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng. Đặc biệt, cần kiên quyết loại bỏ mọi biểu hiện bao cấp, độc quyền, cạnh tranh thiếu bình đẳng.
Ông Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh, cần phải xác định rõ nhiệm vụ trong từng giai đoạn cụ thể, kiến nghị đề xuất cụ thể để sớm hoàn thiện phát triển ngành năng lượng. Kiến nghị những khó khăn vướng mắc để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư, kể cả các dự án truyền tải điện.
Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng khẳng định, Việt Nam luôn đặc biệt quan tâm, đầu tư thích đáng cho phát triển năng lượng nhằm bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy sản xuất phát triển, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Phó Thủ tướng cho biết, hiện Thủ tướng Chính phủ đang tập trung chỉ đạo để triển khai Nghị quyết 55, trước hết là hoàn thiện thể chế, kiểm soát quá trình phát triển. Riêng về huy động nguồn lực cho năng lượng đến 2025, Việt Nam cần 7 – 10 tỷ USD cho các dự án mới, đầu tư mạnh cho nguồn điện và truyền tải. Để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng mức 8% cho đến năm 2030, Chính phủ ước tính công suất nguồn điện cần tăng từ 42 GW hiện nay lên 60 GW năm 2020 và 100 GW vào năm 2030. Như vậy, mỗi năm Việt Nam cần phải lắp đặt 5 GW công suất mới trong giai đoạn từ 2018 đến 2030, điều này đặt ra nhiều thách thức về kỹ thuật, quản lý và tài chính.
Từ nay đến năm 2030, mỗi năm ngành điện Việt Nam cần đầu tư mới khoảng 8-12 tỷ USD, cao hơn mức bình quân 8 tỷ USD/năm trong giai đoạn trước đây, trong đó tập trung vào đầu kỳ, với sự chuyển dịch đầu tư ngày càng tăng vào năng lượng tái tạo, nhiệt điện và hạ tầng lưới điện.
Trao đổi thảo luận tại phiên toàn thể, các đại biểu kiến nghị cần hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật để tạo thuận lợi cho phát triển năng lượng quốc gia, đầu tư nâng cấp hạ tầng năng lượng, bảo vệ môi trường và ứng dụng công nghệ hiện đại cho ngành năng lượng theo quan điểm, chủ trương và các yêu cầu của Nghị quyết 55; đề xuất tạo lập cơ chế, chính sách hình thành và phát triển một số trung tâm năng lượng tái tạo tại các vùng và địa phương có lợi thế; giải quyết các vướng mắc, khó khăn phát triển năng lượng của các địa phương…
Trâm Bầu
Hồi 23h31' ngày 23/11/2024, Trung tâm 114 Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH nhận được…
Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…
Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…
Sáng 22/11, UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết…
Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…
Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More