Gần đây nhất, vụ hai thanh niên cầm gạch tấn công Cảnh sát 911 thành phố Đà Nẵng đã gây xôn xao trên các trang mạng xã hội. Theo đó, khoảng 0h20 ngày 11-3, Trịnh Công Thức (ở Quảng Trị) và Nguyễn Sỹ Hùng, trú ở Quảng Bình, bị tổ công tác C1-911 làm nhiệm vụ tại ngã ba Hàm Nghi – Tô Ngọc Vân, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng dừng xe kiểm tra.
Theo kết quả điều tra, Hùng và Thức điều khiển xe máy khi đã uống rượu bia. Hai thanh niên còn mắc các lỗi không có giấy phép lái xe, không có gương chiếu hậu nhưng tổ công tác chỉ nhắc nhở, không lập biên bản và cho tiếp tục đi.
Tuy nhiên, Thức và Hùng sau đó đã quay lại thách thức, dùng gạch tấn công vào lực lượng đang làm nhiệm vụ. Tổ tuần tra khác của lực lượng 911 phát hiện đã yêu cầu hai thanh niên dừng xe.
Thay vì chấp hành mệnh lệnh, Thức và Hùng lao thẳng xe vào xe công vụ. Một trong hai người tiếp tục dùng gạch ném về phía công an đang khống chế mình. Họ chạy bộ được một đoạn thì bị bắt. Đến ngày 16-3 vừa qua, Công an quận Thanh Khê (Đà Nẵng) đã khởi tố 2 đối tượng để điều tra hành vi chống người thi hành công vụ.
Còn tại Hải Phòng, dư luận chắc hẳn vẫn chưa quên sự việc xảy ra ngay dịp sau Tết nguyên đán, vào ngày 14-2, một clip lan truyền trên mạng xã hội ghi lại cảnh người phụ nữ được cho là mẹ của chú rể cự cãi với lực lượng CSGT huyện Kiến Thụy.
Nguyên nhân của vụ việc được xác định là một trong những người thuộc xe đón dâu đã có hành vi đốt pháo trên đường nên bị CSGT chặn lại.
Hình ảnh người phụ nữ cự cãi, có lời lẽ xúc phạm lực lượng CSGT huyện Kiến Thụy được lan truyền trên MXH
Khi bị CSGT yêu cầu dừng xe để xử lý, một người phụ nữ xuống xe. Ban đầu, người này xin CSGT thông cảm để xe đón dâu đi đón dâu đúng giờ. Khi xin không được, người phụ nữ này liên tiếp vỗ tay vào xe và bắt đầu lớn tiếng, có lời lẽ xúc phạm lực lượng chức năng.
Hành vi ứng xử của người này vấp phải sự phản ứng của đông đảo người dân khi đã vi phạm pháp luật lại còn chống đối, lăng mạ lực lượng chức năng. Sau một hồi đôi co, chiếc xe của người phụ nữ cũng đã được lực lượng CSGT giải quyết cho đi để kịp giờ đón dâu.
Rõ ràng qua các vụ việc trên, có thể thấy các đối tượng có hành vi chống người thi hành công vụ hiện nay thường nhắm vào lực lượng cảnh sát giao thông, trật tự, bởi đây là bộ phận hàng ngày, hàng giờ tiếp cận trực tiếp với các thành phần trong xã hội. Khi vi phạm Luật Giao thông bị xử phạt hành chính, đa số mọi người đều hiểu và chấp hành nghiêm túc.
Tuy nhiên, cũng có một số đối tượng quá khích, cho rằng hành vi của mình là không trái luật và quay lại gây rối, tấn công người thi hành công vụ. Trên thực tế đã có không ít vụ việc đối tượng hết sức manh động, khi bị CSGT dừng xe, đã tăng tốc, cố tình đâm vào CSGT, gây hậu quả nghiêm trọng.
Một số khác trở thành những “tay đua” tốc độ, lạng lách, đánh võng trên các tuyến đường và gây ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng, thậm chí có người bị tử vong. Với tính chất đặc biệt nguy hiểm này, những hành vi trên hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo Điều 257 Bộ luật Hình sự, người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm, trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, mức phạt tù có thể lên đến 7 năm.
Tuy nhiên, để có thể thực sự hạn chế tình trạng chống người thi hành công vụ, mỗi người dân cần tuân thủ đúng pháp luật, tránh tình trạng vi phạm phải bị xử lý theo luật định.
Lâm Phong
Chiều 26/11, Công an huyện Vĩnh Bảo thông tin, sáng 26/11, khách hàng Nguyễn Quốc…
Thuộc khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo quốc gia - Techfest Việt Nam…
Sáng 26/11, UBND quận Ngô Quyền tổ chức Hội nghị trao Quyết định giao đất…
Thuộc khuôn khổ Techfest Việt Nam 2024, sáng 26-11, tại khách sạn Pullman, Hiệp hội…
Thuộc chuỗi các hoạt động trong khuôn khổ Techfest Việt Nam 2024, sáng 26-11, tại…
Sở Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông báo 780/TB-SGTVT về việc phân luồng…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More