Tuân thủ phòng chống dịch
PGS.TS. Nguyễn Thanh Phong – Cục trưởng Cục ATTP cho rằng, để bảo đảm ATTP tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trong thời điểm dịch bệnh, bắt buộc người chế biến thực phẩm, phục vụ đồ ăn phải đeo khẩu trang. Các quán ăn không được phục vụ nhiều người cùng lúc. Đặc biệt, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cần thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các yêu cầu về điều kiện ATTP. Chỉ các cơ sở kinh doanh thực phẩm đủ điều kiện cấp phép mới được kinh doanh trở lại.
Theo Cục trưởng Nguyễn Thanh Phong, hiện nay, việc đeo khẩu trang bắt buộc cả với những người phục vụ trong nhà hàng, quán ăn cũng như các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố. Ngoài ra, nếu người chế biến thực phẩm, phục vụ ăn uống có bất kỳ biểu hiện sốt, ho không được chế biến thực phẩm, phục vụ đồ ăn. Trong quá trình chế biến thực phẩm, phục vụ đồ ăn, không được cười đùa, nói to, cố gắng hạn chế tiếp xúc gần. Đối với các suất ăn sẵn, thực phẩm chuyển đi phải được bao gói trong hộp/túi kín, an toàn và bảo quản theo quy định trong suốt quá trình vận chuyển.
Khu ăn uống phải có đủ bàn ghế và bố trí khoảng cách giữa những người ăn uống; có đủ dụng cụ ăn uống bảo đảm riêng biệt cho từng người ăn uống và được vệ sinh sạch sẽ, khử khuẩn trước và sau khi sử dụng… Đặc biệt, tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, quán cà phê, giải khát phải thực hiện đo thân nhiệt cho nhân viên và khách hàng trước khi vào cơ sở.
Cẩn trọng khi chế biến thực phẩm dùng để ăn sống
Các chuyên gia về thực phẩm, dinh dưỡng cũng lưu ý, người dân cần phải thay đổi thói quen triệt để như: Dùng đũa để gắp thức ăn chung, mỗi người cũng nên có một bát nước chấm riêng, dùng chậu rửa mặt riêng. Đặc biệt, trong chế biến thực phẩm không nên dùng thớt chung cho thức ăn sạch và đồ sống, hay việc ăn các loại động vật hoang dã không rõ nguồn gốc là yếu tố dễ lây nhiễm các loại bệnh lạ từ động vật…
Khuyến cáo của Cục ATTP
Để bảo đảm ATTP trong điều kiện tiếp tục phòng chống dịch COVID-19, Cục An toàn thực phẩm (ATTP) tiếp tục hướng dẫn các chợ, siêu thị tuân thủ các khuyến cáo của Cục. Cụ thể như sau:
Về cơ sở: Yêu cầu có diện tích thích hợp đảm bảo các điều kiện ATTP, phù hợp với quy mô kinh doanh. Khu vực kinh doanh sản phẩm động vật, rau củ quả, đồ uống, sản phẩm đông lạnh cần riêng biệt, tránh nhiễm chéo; phòng, chống côn trùng và động vật gây hại trong khu vực kinh doanh và khu kho hàng; có đủ nước đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống xử lý chất thải được vận hành thường xuyên đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm; mở cửa ra vào và cửa sổ hoặc các giải pháp phù hợp khác để tăng cường không khí tại các phòng, gian bán hàng.
Về trang thiết bị dụng cụ: Đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản các loại thực phẩm khác nhau; có các dụng cụ gắp, kẹp thực phẩm chuyên dụng cho khách hàng, nước sát trùng, nước rửa tay khô cho nhân viên và khách hàng khử khuẩn thường xuyên.
Người bán hàng: Phải đeo khẩu trang, găng tay, sử dụng dung dịch khử khuẩn, xà phòng rửa tay trước và sau khi làm việc; giữ khoảng cách an toàn với khách hàng, đảm bảo khoảng cách và số lượng người mua hàng phù hợp; không tham gia phục vụ khách hàng khi đang mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, lao phổi, tiêu chảy cấp hoặc đang có một trong các triệu chứng như ho, sốt, khó thở.
Người mua hàng: Phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn với người xung quanh và người bán, sử dụng dung dịch khử khuẩn tay trước và sau mua hàng, sử dụng các dụng cụ gắp, kẹp thực phẩm hoặc găng tay khi lựa chọn thực phẩm; tránh cầm, nắm, tiếp xúc trực tiếp vào các bề mặt, các vật dụng không cần thiết.
Hoàng Nguyễn
Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Công an, Thành ủy, UBND thành phố,…
Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang…
Chiều 01/01/2025, Ban Thường vụ Quận ủy An Dương công bố Quyết định thành lập…
Cơ quan chức năng quận Hải An đang vào cuộc điều tra vụ việc hai…
Theo Trung tâm Quản lý, bảo trì giao thông công cộng và đăng kiểm thuỷ,…
Dịp Tết dương lịch 2025, nhiều cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại trên…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More