Kinh tế

Dịch COVID-19: Đề xuất hỗ trợ hơn 61.500 tỷ đồng cho an sinh xã hội

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất gói hỗ trợ an sinh xã hội trị giá hơn 61.500 tỷ đồng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tại cuộc họp Thường kỳ Chính phủ tháng 3/2020 diễn ra ngày 1/4, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trình Dự thảo về gói hỗ trợ an sinh xã hội nhằm khắc phục hậu quả COVID-19 trị giá hơn 61.500 tỷ đồng.

Người lao động đến làm thủ tục bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN).

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, đây là những giải pháp về lĩnh vực an sinh xã hội có tính cấp bách được trình Chính phủ góp ý kiến nhằm hoàn thiện gói nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, đây là hỗ trợ bên ngoài mức trợ cấp thường xuyên đang được hưởng. Theo đó, kể từ tháng 4 đến tháng 6/2020 người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng sẽ được nhận thêm 500.000 đồng/tháng/người.

Đối với đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ là 1.000.000 đồng/người/tháng kể từ tháng 4-6/2020 cho các đối tượng là hộ nghèo, cận nghèo có trong danh sách thống kê tới ngày 31/12/2019.

Hỗ trợ 1.800.000 đồng từ tháng Tư đến tháng Sáu đối với người lao động bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ không lương tại các doanh nghiệp.

Hỗ trợ doanh nghiệp vay lãi suất 0%. Người sử dụng lao động được vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất 0% với mức vay tối đa là 50% mức lương tối thiểu vùng trên tháng/người để trả lương người lao động bị ngừng việc trong 3 tháng. Thời hạn vay không quá 12 tháng.

Người lao động cũng có trách nhiệm tự lo nguồn để thanh toán nốt số tiền 50% còn lại cho người lao động.

Hỗ trợ 1.000.000 đồng/người/tháng tới người lao động. Từ tháng 4-6/2020, người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, lao động không có hợp đồng lao động mất việc làm sẽ được nhận mức hỗ trợ 6 triệu đồng/người/tháng.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, trường hợp đối tượng hỗ trợ thuộc diện được hưởng từ 2 chính sách hỗ thì chỉ được hưởng một chế độ cao nhất.

Hai chính sách khác nhằm hỗ trợ đặc thù cho áp dụng quy trình đơn giản hoá, tạo điều kiện cho người lao động gửi hồ sơ đề nghị trợ cấp thất nghiệp.

Theo đó, người sử dụng lao động và người lao động có đóng bảo hiểm xã hội bị nghỉ việc tạm vì COVID-19 được dừng đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian tối đa không quá 12 tháng khi bị ảnh hưởng dịch, dẫn đến phải giảm từ 50% số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội.

Thứ hai, người sử dụng lao động sẽ được nhận hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề nhằm duy trì việc làm cho người lao động theo quy định của Luật Việc làm, thời gian hỗ trợ tối đa là 3 tháng với mức hỗ trợ tối đa là 1.000.000 đồng/tháng/người.

Như vậy, tổng số tất cả các khoản hỗ trợ của cả ngân sách trung ương và chính sách xã hội là 61.580 tỷ đồng, tương ứng khoảng 2,6 tỷ USD; trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ khoảng 35.880 tỷ đồng, tương đương 1,52 tỷ USD…/.

Thúy Hiền (TTXVN/Vietnam+)

Nguồn tin: VietnamPlus

Tin khác

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More