Kinh tế

Dịch bệnh COVID-19 sẽ làm châu Âu thay đổi vĩnh viễn?

Châu Âu đang phải đối mặt với thảm họa sức khỏe cộng đồng lớn nhất với nỗi kinh hoàng quá mức tưởng tượng của dịch bệnh dịch COVID-19 mà thiệt hại của nó gây ra hệ quả dài hạn về chính trị, kinh tế.

Theo trang mạng voanews.comReuters, tiếng chuông đang ngân vang trong các ngôi làng vùng Lombardy, miền Bắc Italy, báo hiệu thêm trường hợp tử vong do virus Corona.

Miền Bắc Italy đã từng trải qua dịch bệnh trước đây, một dịch bệnh truyền nhiễm gây ra nhiều thương vong hơn vào thế kỷ 17 và 18, khiến cho hơn 300.000 người chết.

Tuy nhiên, người Italy không nghĩ rằng họ lại phải đối mặt với một dịch bệnh truyền nhiễm khác lớn đến mức thử thách giới hạn của đất nước họ.

Reuters đưa tin, tại thị trấn Bergamo, Đông Bắc Milan, một hàng dài các xe tải quân sự đi xuyên các con phố trong đêm, di chuyển các quan tài khỏi nghĩa trang đã bị quá tải của thị trấn này.

Một người phát ngôn của quân đội đã xác nhận có 15 xe tải và 50 binh lính được huy động để chuyển thi thể những người thiệt mạng trong đại dịch COVID 19.

Chính phủ Italy, giống như thời kỳ trước cuộc cách mạng công nghiệp, đã phải sử dụng biện pháp cách ly, được áp dụng lần đầu tiên tại Venice hồi thế kỷ 14 để bảo vệ thành phố khỏi nạn dịch hạch.

Cách ly là biện pháp trọng tâm trong chiến lược chống dịch bao gồm cách ly, khử trùng và áp dụng các quy tắc xã hội cứng rắn đối với người dân.

Nếu không có vắcxin, hoặc chưa có liệu thuốc hữu hiệu cho những ai đang phải chịu đựng bệnh hiểm nghèo, thì sẽ chẳng có biện pháp khác ngoài cách ly, như các nước láng giềng và Mỹ cũng đang nhận ra.

Và đây không phải chỉ là nỗi lo lắng của riêng người Italy.

Như nỗi kinh hoàng quá mức tưởng tượng và thiệt hại mà dịch COVID-19 gây ra như hiện nay, hệ quả dài hạn về chính trị, kinh tế do thảm họa sức khỏe cộng đồng lớn nhất mà châu lục này đang đối mặt là rất lớn kể từ sau dịch cúm tại Tây Ban Nha năm 1918.

Ngoài biện pháp cách ly, các nhà sử học cho rằng lịch sử cũng chỉ ra một số bài học cho châu Âu rằng các bệnh dịch truyền nhiễm có thể để lại dấu tích trong một thời gian dài.

Họ cho rằng các dịch bệnh trước đây đã định hình lại các quốc gia, biến đổi chính trị, gây mất ổn định, làm chậm quá trình phát triển kinh tế và thay thế các mối quan hệ xã hội.

Dịch hạch gây ra cú sốc cho nền kinh tế trên bán đảo Italy có thể trở thành một nguyên nhân chính gây ra sự giảm sút tương đối so với các nước đang nổi ở Bắc Âu”, theo nhà sử học Italy Guido Alfani nêu trong một nghiên cứu về tác động của bệnh dịch hạch tại thế kỷ 17.

Theo nhà sử học Tom James, Đại dịch Đen thời trung cổ đã gây ảnh hưởng lâu dài của đối với nước Anh một cách khủng khiếp và lâu dài, với việc “nông nghiệp, tôn giáo, kinh tế và thậm chí các tầng lớp xã hội bị ảnh hưởng. Nước Anh thời trung cổ đã thay đổi hoàn toàn”.

Các nhà sử học cho rằng dịch bệnh đã làm đảo lộn trật tự xã hội Anh bằng việc đẩy nhanh sự suy tàn của chế độ phong kiến.

Dịch cúm Tây Ban Nha đã làm khoảng 10 triệu người chết trên toàn thế giới, bao gồm 500.000 người Mỹ, đã ảnh hưởng đến lịch sử. Nó có thể đã góp phần vào chiến thắng của quân đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, theo nhận định của một số nhà sử học.

Tướng Đức Erich Ludendoff, trong nhiều năm sau thế chiến, cũng luôn cho rằng dịch cúm đã cướp đi chiến thắng của ông.

Dịch cúm này thậm chí còn ảnh hưởng đến hòa bình, theo quan điểm của nhà báo Anh Laura Spinney trong cuốn sách “Pale Rider” năm 2017 khi nghiên cứu về dịch cúm Tây Ban Nha.

Ngoài ra, Spinney còn cho rằng dịch cúm đó có thể đã gây ra cơn đột quỵ của Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson khi ông đang hồi phục sau khi bị nhiễm dịch.

Cơn đột quỵ đã để lại một dấu ấn đậm nét đối với cả Wilson (làm ông bị liệt nửa người bên trái) và nền chính trị toàn cầu”, Spinney viết. Do vậy, vị Tổng thống ốm yếu này đã không thể thuyết phục quốc hội Mỹ gia nhập Hội Quốc Liên.

Kệ hàng hóa trống trơn tại siêu thị ở Munich, Đức ngày 16/3/2020, trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. (Ảnh: THX/TTXVN).

Các nhà sử học và các nhà phân tích rủi ro cảnh báo rằng không ai biết được đại dịch COVID-19 sẽ ra sao – về số người chết và thiệt hại kinh tế sẽ ra sao hay từng chính phủ quốc gia sẽ thể hiện việc ứng phó tốt hay dở ra sao – nhưng họ cho rằng đại dịch sẽ mãi để lại dấu ấn lưu trong lịch sử.

Hầu hết tác động của dịch bệnh truyền nhiễm trong quá khứ sẽ tạo ra các cuộc khủng hoảng về dân số – tỷ lệ tử vong cao gây ra sự phân tán xã hội và thiếu hụt lao động.

Thậm chí các viễn cảnh tồi tệ nhất đều dự báo virus SARS-COV-2 sẽ không gây ra cuộc khủng hoảng dân số, nhưng việc đóng cửa các nền kinh tế sẽ gây tác động trong dài hạn, có thể là một cuộc suy thoái hoặc đình trệ, và sẽ có thể tạo ra thay đổi về chính trị.

John Scott, trưởng nhóm nghiên cứu rủi ro tại Tập đoàn bảo hiểm Zurich, nói: “Mặc dù thách thức về sức khỏe và hệ quả kinh tế có thể là rất lớn, hệ quả chính trị càng khó dự đoán hơn bởi nó mới là thứ dai dẳng nhất. Cử tri sẽ không rộng lượng với các chính trị gia nào mà không hoàn thành được nhiệm vụ cơ bản là bảo vệ công dân của mình”.

Đối với tất cả các nhà lãnh đạo chính trị và đảng cầm quyền tại châu Âu, bất chấp hệ tư tưởng là gì, đại dịch và nguy cơ suy thoái kinh tế sẽ đẩy họ “bật” ra khỏi vị trí nếu họ bị cho là xử lý cẩu thả.

Rất nhiều người đã bị buộc phải đảo ngược chính sách. Thủ tướng Anh Boris Johnson, người nói rằng ngày 16/3 đánh dấu sự thay đổi lớn nhất trong đời sống của người dân Anh kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, đã đưa ra các quyết định thay đổi hoàn toàn so với trước đó.

Sau đó, Thủ tướng Anh đã đưa ra quyết định đảo ngược lại so với các quyết định trước đó dựa trên kết quả nghiên cứu mô hình mới của các chuyên gia dịch tễ tại Đại học Imperial London, cho rằng nếu không áp dụng biện pháp phong tỏa thì số người chết vì virus SARS-COV-2 có thể vượt quá 250.000 người.

Tại châu Âu, các quốc gia thành viên đang bất đồng với Brussels về việc kiểm soát biên giới. Liên minh châu Âu (EU) kiên quyết rằng các chính phủ không nên đóng cửa biên giới hoặc ngăn cản đi lại tự do của người dân trong nội khối Schengen.

Một số cho rằng việc đi lại không biên giới trong hệ thống Schengen sẽ không bao giờ được khôi phục sau khi dịch COVID-19 được ngăn chặn hoặc qua đi.

Luca Zaia, thống đốc vùng Veneto, một trong những vùng ở Italy chịu thiệt hại nặng nề nhất của dịch bệnh, nói với phòng viên rằng khu vực không biên giới của châu Âu đang “biến mất khi chúng ta đang nói chuyện ngay lúc này”.

Ông nói: “Schengen không còn tồn tại nữa. Nó chỉ còn được nhớ trong các cuốn sách lịch sử”.

Ông và nhiều người khác tin rằng khi khủng hoảng nặng nề hơn, các quốc gia thành viên sẽ áp dụng các biện pháp đơn phương, thiết lập quá trình điều chỉnh chính sách quốc gia và điều này sẽ làm xói mòn khối thống nhất của châu Âu và đi ngược lại với công cuộc xây dựng chủ nghĩa liên bang tại châu Âu.

Tạp chí Economist tuần qua cũng cho rằng virus Corona sẽ đóng vai trò nhiều hơn trong chương trình nghị sự của các nhà chính trị theo chủ nghĩa dân túy muốn làm suy yếu quá trình toàn cầu hóa và lo ngại về sự giảm sút vai trò của các quốc gia dân tộc.

Tuy nhiên, các nhà quan sát khác lại cho rằng COVID-19 có thể đảo ngược tác động thông qua việc chứng tỏ vai trò của chủ nghĩa đa phương và sự đoàn kết giữa các quốc gia ở quy mô lớn hơn như trong trường hợp dịch cúm Tây Ban Nha đã thúc đẩy việc thiết lập các hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng và các cơ quan quốc tế đầu tiên nhằm chống lại dịch bệnh.

Theo các nhà phân tích, công cuộc chống lại virus chỉ là một khía cạnh. Một khía cạch khác là châu Âu sẽ đương đầu như thế nào với nền kinh tế dường như đang suy thoái và khủng hoảng nợ công sẽ có thể bắt đầu.

Điều này cũng sẽ định hình lại chính trị của các quốc gia và của châu Âu như đã từng xảy ra tại cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 vốn gây ra xáo trộn lớn đối với sự ổn định của các đảng phái chính trong chính trường châu Âu./.

Nguồn tin: VietnamPlus

Tin khác

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More