Print Thứ Hai, 09/09/2019 07:56

Là một trong những “điểm nóng” của Hải Phòng về xả thải gây ô nhiễm môi trường, cụm công nghiệp (CCN) Vĩnh Niệm nằm án ngữ ngay trong khu dân cư nội thành đông đúc. Nhiều người dân phản ánh, từ khi CCN Vĩnh Niệm được xây dựng và đi vào hoạt động, môi trường sống của người dân nơi đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

“Sở TNMT đã xuống kiểm tra, đề nghị tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong CCN phải xử lý nước thải đạt quy chuẩn cho phép thay vì tập trung vào hệ thống xử lý nước thải chung của CCN. Tuy nhiên, công tác này còn gặp nhiều khó khăn vì không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện theo đúng quy định” – ông Trần Minh Tuấn – Chi cục trưởng Chi cục Môi trường (Sở TNMT Hải Phòng) thừa nhận.

Tại CCN thép Quán Toan (quận Hồng Bàng), CCN Quán Trữ, CCN Đồng Hòa (quận Kiến An), người dân địa phương cũng đang “than trời” bởi hệ thống xả thải, khí thải ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống và hoạt động canh tác của họ.

Những gì còn sót lại sau đám cháy kinh hoàng. (Ảnh: Nguyễn Chương)

Tương tự, tỉnh Quảng Ninh, hiện tỉnh có khoảng hơn 1.500 cơ sở với hơn 4.500 lao động, sử dụng hơn 560.000m2 đất thuộc diện phải di dời ra khỏi khu dân cư do ô nhiễm hoặc không phù hợp quy hoạch. Trong đó, đứng đầu là thị xã Đông Triều với 471 cơ sở, TP.Cẩm Phả đứng thứ hai với 378 cơ sở, tiếp đến là huyện Hoành Bồ, Đầm Hà.

Ông Nguyễn Xuân Thống – chủ cơ sở sản xuất gốm sứ (phường Mạo Khê, thị xã Đông Triều) chia sẻ: “Gia đình tôi làm nghề sản xuất gốm sứ đã lâu, bản thân cũng nhận thấy kinh doanh lĩnh vực này không đảm bảo vệ sinh môi trường, lại chật chội do phải tận dụng đất của gia đình để sản xuất nên muốn mở rộng quy mô cũng rất khó”.

Trước thực trạng trên, Hải Phòng đã ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển các CCN đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Theo đó, đến năm 2020, thành phố đưa ra khỏi quy hoạch 18 CCN không phù hợp quy mô và điều kiện phát triển, trong đó có các CCN nằm xen kẽ khu dân cư như CCN Đồng Hòa, CCN Sở Dầu…

Đối với các CCN không thể di dời như các CCN Thắng Lợi, Quán Toan, Quán Trữ, Vĩnh Niệm cũng theo quy hoạch đến năm 2025, thành phố sẽ điều chỉnh, nâng cấp để hoàn thiện hạ tầng, trong đó có hệ thống xử lý xả thải. Riêng đối với các nhà máy thép của CCN Quán Toan, UBND thành phố không cho phép các nhà máy thép tại đây mở rộng quy mô sản xuất và kiên quyết đến năm 2025 sẽ di dời các nhà máy thép ra khỏi khu dân cư này.

Tại kỳ họp thứ 13 HĐND tỉnh Quảng Ninh khoá 13, bà Nguyễn Thị Hiền – Giám đốc Sở Công Thương đã trình bày tờ trình về chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, cơ sở có hoạt động không phù hợp quy hoạch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025. Nguồn kinh phí này sẽ được lấy từ ngân sách tỉnh Quảng Ninh và các huyện.

Nội dung hỗ trợ bao gồm chi phí di dời, thuê mặt bằng và thực hiện chế độ cho người lao động. Cụ thể, cơ sở di chuyển đến địa điểm mới được hỗ trợ một lần kinh phí tháo dỡ, vận chuyển 300.000 đồng/m2 và 60% chi phí thực tế đầu tư xây dựng nhà xưởng ở nơi mới. Cơ sở tự chuyển đổi ngành nghề hoặc chấm dứt hoạt động được hỗ trợ kinh phí phá dỡ 500.000 đồng/m2. Tuy nhiên, tổng mức hỗ trợ di dời sẽ khống chế ở mức tối đa là 300 triệu đồng/cơ sở.

Tại cơ sở mới, chủ cơ sở di dời được hỗ trợ tiền thuê mặt bằng trong 2 năm, cơ sở không quá 1.000m2 được hỗ trợ 100% giá thuê, cơ sở trên 1.000m2 được hỗ trợ 70% giá thuê nhưng nghiêm cấm cho thuê lại với phần diện tích được hỗ trợ. Tỉnh Quảng Ninh cũng dự kiến hỗ trợ các cơ sở giải quyết chế độ cho người lao động khi phải di dời.

Nguồn. Dân Việt

Tiện ích thông tin
Nguồn tin
QR Code
QR CODE: Di dời xưởng sản xuất khỏi khu dân cư: Kinh nghiệm  từ những “điểm nóng”
Chúng tôi trên Mạng Xã hội
QR Code Fanpage
Mã QR Code truy cập vào Fanpage Cổng tin tức Thành phố Hải Phòng
Tin khác