Kinh tế

Đề xuất tăng giá xăng từ 1.9 để giảm khó cho thương nhân, tránh “găm hàng”

Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam đã đề nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương vẫn điều hành giá xăng dầu vào đúng ngày 1.9, nhằm đảm bảo nguồn cung, đồng thời giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp.

Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương kiến nghị về ngày điều hành giá xăng dầu.

Theo hiệp hội, trong thời gian qua, mặc dù giá xăng dầu thế giới liên tục có những diễn biến phức tạp, khó lường với các biến động tăng giảm đan xen trong biên độ lớn nhưng giá xăng dầu trong nước cơ bản vẫn giữ được sự ổn định nhờ sử dụng tốt các công cụ như thuế, quỹ bình ổn giá,… đồng thời cũng ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của các thương nhân kinh doanh xăng dầu.

Hiện tại, tổng nguồn cung xăng dầu trong nước vẫn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, giá xăng dầu thành phẩm thế giới tiếp tục có chiều hướng tăng, đặc biệt là những mặt hàng dầu diesel (tính đến ngày 25.8.2022 tăng 16,6% so với kỳ điều hành ngày 22.8.2022).

Kỳ điều hành tới là vào ngày 1.9, vướng kỳ nghỉ lễ 2.9. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Xăng dầu thì lao động ngành xăng dầu hầu hết vẫn làm việc bình thường vào ngày này.

Do đó, trong trường hợp này, Nghị định 95 cũng không quy định cụ thể sẽ lựa chọn ngày nào là ngày nghỉ lễ chính thức. Và nếu chọn ngày 1.9 là ngày nghỉ thì việc điều hành giá xăng dầu phải chuyển sang ngày 5.9.

Hiệp hội này lo ngại điều đó sẽ khiến giá bán lẻ xăng dầu trong nước có độ trễ nhất định, không phản ánh đúng xu hướng tăng của giá xăng thế giới, gây khó khăn cho các thương nhân trong đảm bảo nguồn cung. Việc lùi thời gian điều chỉnh sẽ tạo tâm lý găm hàng, đầu cơ gây bất ổn cho thị trường.

Do vậy, trên cơ sở tập hợp ý kiến các hội viên, đơn vị này đề nghị Bộ trưởng vẫn cho điều hành giá xăng dầu vào đúng ngày 1.9, nhằm đảm bảo nguồn cung, đồng thời giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp.

Với thị trường trong nước, theo dự báo của các thương nhân phân phối xăng dầu, giá xăng dầu trong kỳ tới sẽ tăng mạnh. Bởi hiện giá xăng thành phẩm trung bình tại thị trường Singapore đang cao hơn giá bán lẻ xăng trong nước khoảng 150-300 đồng/lít, còn dầu diesel, dầu hỏa khoảng 2.400-2.800 đồng/lít. Do vậy, nếu nhà điều hành chi sử dụng Quỹ bình ổn thì giá xăng dầu trong nước sẽ tăng tương ứng.

Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu trong nước đã trải qua 22 lần điều chỉnh, trong đó có 13 lần tăng, 8 lần giảm và một lần giữ nguyên. Hiện giá xăng bán lẻ tương đương mức giá hồi cuối tháng 1.

Tại kỳ điều hành gần đây nhất (ngày 22.8), giá xăng được giữ nguyên còn giá dầu được điều chỉnh tăng. Theo đó, giá xăng E5 RON 92 giữ nguyên, giá bán không quá 23.725 đồng/lít; giá xăng RON95 giữ ở mức giá 24.669 đồng/lít.

Ngược lại, giá dầu diesel được điều chỉnh tăng 850 đồng/lít, giá bán không cao hơn 23.759 đồng/lít, giá dầu hỏa không cao hơn 24.056 đồng/lít, giá dầu mazut không cao hơn 16.548 đồng/kg.

Cũng tại kỳ điều hành này, liên Bộ Công Thương-Tài chính trích lập Quỹ bình ổn giá với xăng E5 là 451 đồng/lít, xăng RON95 là 493 đồng/lít, dầu diesel là 250 đồng/lít.

Anh Tuấn

Nguồn tin: Báo Lao động

Tin khác

Sắp đón không khí lạnh mạnh tăng cường, dự báo thời tiết xấu

Cơ quan khí tượng dự báo không khí lạnh mạnh sắp tăng cường sẽ gây…

10/01/2025

Bộ không cấm các trường kiểm tra đánh giá năng lực vào lớp 6

Các trường THCS vẫn có thể đánh giá trực tiếp học sinh khi xét tuyển…

10/01/2025

10 kết quả nổi bật của thành phố Hải Phòng trong năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh kinh tế xã hội có nhiều khó khăn chung, nhưng…

10/01/2025

Tạm giữ hình sự đối tượng hành hung công an tại Hải Phòng

Cơ quan chức năng đã tạm giữ đối tượng hành hung cảnh sát giao thông…

10/01/2025

Thông tin giao dịch thương mại điện tử sẽ bị thu thuế 10% là giả mạo

Thông tin về giao dịch thương mại điện tử sẽ bị thu thuế 10% lan…

09/01/2025

Các cơ quan báo chí đồng hành cùng các sự kiện quan trọng của thành phố trong năm 2025

Chiều 9/1, Ban Tuyên giáo Thành ủy phối hợp với Sở Thông tin và Truyền…

09/01/2025

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More