Chính sách

Đề xuất muốn Livestream trên mạng xã hội phải thông báo với Bộ TT&TT

Bộ Thông tin và Truyền Thông (TTTT) đề xuất biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ Internet, nhằm xử lý nhanh vi phạm trên môi trường mạng.

Đề xuất trên được đưa ra trong dự thảo nghị định thay thế cho Nghị định 72 năm 2013 và Nghị định 27 năm 2018 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố để lấy ý kiến.

Trong tờ trình gửi Chính phủ, dự thảo nghị định thay thế có 11 điểm mới. Trong đó có bổ sung quy định các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet ngừng hoặc tạm ngừng cung cấp dịch vụ đối với tổ chức, cá nhân có nội dung vi phạm pháp luật trên không gian mạng.

Qua thực tế công tác quản lý Nhà nước, cơ quan soạn thảo nhận thấy cần phải bổ sung biện pháp xử lý nhanh với cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ Internet để cung cấp nội dung chống phá Đảng và Nhà nước trên môi trường mạng, nhất là sử dụng dịch vụ Livestream trên mạng xã hội.

Do đó, cơ quan soạn thảo đã bổ sung quy định yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, ngừng hoặc tạm ngừng cung cấp dịch vụ Internet đối với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ Internet để cung cấp nội dung vi phạm pháp luật trên không gian mạng theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Tạm ngừng cung cấp dịch vụ internet đối với tổ chức, cá nhân có nội dung vi phạm pháp luật trên không gian mạng.

Theo đó, cơ quan chủ quản đề xuất doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, internet, trung tâm dữ liệu (Data Center), lưu trữ web có trách nhiệm từ chối hoặc ngừng cung cấp dịch vụ khi có yêu cầu từ Bộ đối với người dùng vi phạm pháp luật trên không gian mạng. Các đơn vị cung cấp dịch vụ đã nêu cũng phải ngăn chặn, gỡ bỏ nội dung vi phạm chậm nhất không quá 24 giờ kể từ khi có yêu cầu từ Bộ.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng bổ sung một số điều liên quan đến quản lý người dùng, thông tin trên không gian mạng. Ví dụ quy định xác thực tài khoản người dùng mạng xã hội thông qua số thuê bao di động tại Việt Nam, hay mạng xã hội trong nước/xuyên biên giới phải khóa tạm thời hoặc vĩnh viễn các tài khoản, trang/nhóm cộng đồng/kênh chứa nội dung vi phạm.

Quy định sẽ giúp giải quyết cơ bản nguồn vi phạm, cũng như giảm thời gian và nguồn lực của cơ quan chức năng trong việc thực hiện chặn gỡ từng nội dung vi phạm như hiện nay.

Ngoài ra, để bảo vệ người dùng mạng xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đề xuất bổ sung quy định như nền tảng phải công khai mô tả quy trình, phương thức phân phối nội dung để người dùng được biết và cân nhắc sử dụng; có bộ phận tiếp nhận, xử lý khiếu nại, bổ sung quy định bảo vệ trẻ em. Chỉ những bên có giấy phép mạng xã hội hoặc có thông báo hoạt động với Bộ Thông tin và Truyền thông mới được cung cấp dịch vụ Livestream.

Bùi Hân

Tin khác

Thống nhất các nội dung trình Kỳ họp thứ 22 (chuyên đề) HĐND thành phố khóa XVI

Sáng 28/12, Thường trực HĐND thành phố tổ chức họp thống nhất các nội dung…

28/12/2024

Sắp xếp 21 trụ sở sau sáp nhập tại Thủy Nguyên, Hải Phòng

Huyện Thủy Nguyên vừa thông tin trụ sở các đơn vị hành chính khi sắp…

27/12/2024

Bế mạc diễn tập thực chiến năm 2024

Sau 10 ngày diễn tập với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm cao, chiều 27/12,…

27/12/2024

Công ty Cổ phần chứng khoán Hải Phòng bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa công bố quyết định xử phạt đối với…

27/12/2024

Tuyên tử hình 27 bị cáo trong đường dây ma túy do Oanh “Hà” cầm đầu

Vũ Hoàng Oanh là người có vai trò chủ mưu, cầm đầu, trực tiếp thực…

27/12/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More