Đề xuất cưỡng chế đưa phế liệu nguy hại ra khỏi Việt Nam

Theo phương án đề xuất của Bộ Tài chính, nếu không vận chuyển phế liệu/chất thải nguy hại ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, hãng tàu có thể sẽ bị dừng cấp phép ra, vào cảng biển Việt Nam.

Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Thủ tướng đề xuất phương án xử lý hàng hóa tồn đọng là phế liệu tại cảng biển.

Theo thống kê của Bộ Tài chính, tính đến ngày 15-2, có hơn 23.000 container phế liệu đang lưu giữ tại cảng biển thuộc Cục Hải quan các tỉnh, TP. Trong đó, có 9.825 container đã lưu giữ trên 90 ngày.

Lượng hàng phế liệu tồn nhiều nhất là ở Bà Rịa-Vũng Tàu với 9.468 container, tiếp theo là Hải Phòng và TP HCM với lần lượt 6.082 container và 4.689 container.

Với 9.825 container đã lưu giữ trên 90 ngày, Bộ Tài chính cho biết đã có văn bản chỉ đạo cục hải quan các tỉnh, TP thông báo tìm chủ hàng. Nhưng đến nay, chỉ 955 container có người đến nhận hoặc xác định được chủ hàng, chiếm tỉ lệ chưa đến 10%.

Hiện có hơn 23.000 container phế liệu đang lưu giữ tại cảng biển. Ảnh NLĐ

Trước tình trạng trên, Bộ Tài chính cho rằng cần sớm có biện pháp xử lý dứt điểm toàn bộ các lô hàng phế liệu tồn đọng. Trong đó, đặc biệt lưu ý khâu xử lý các lô phế liệu có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Cụ thể, bộ này đề xuất 2 phương án xử lý sau khi đã kiểm kê, phân loại hàng hóa tồn đọng theo các loại: chất thải, chất thải nguy hại, phế liệu tồn đọng…

Phương án 1, Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng sẽ quyết định bán đấu giá lô hàng là phế liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Đối với lô hàng là chất thải, chất thải nguy hại, phế liệu không đạt quy chuẩn, cơ quan hải quan yêu cầu hãng tàu có trách nhiệm thực hiện việc vận chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Trường hợp hãng tàu không thực hiện, cơ quan hải quan lập danh sách các hãng tàu để làm cơ sở kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu biện pháp cưỡng chế, xử lý hoặc dừng việc cấp phép ra, vào cảng biển Việt Nam.

Quá 30 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan thông báo, nếu hãng tàu chưa thực hiện vận chuyển lô hàng đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng sẽ quyết định biện pháp xử lý bằng hình thức tiêu hủy. Chi phí tiêu hủy trích từ tiền thu được sau khi bán đấu giá đối với lô hàng là phế liệu đạt quy chuẩn quốc gia về môi trường.

Phương án 2, Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng sẽ quyết định biện pháp xử lý bằng hình thức bán đấu giá toàn bộ các lô hàng tồn đọng, bao gồm cả hàng phế liệu đạt và không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Doanh nghiệp trúng đấu giá có trách nhiệm tiêu hủy với các lô hàng là chất thải, chất thải nguy hại, phế liệu không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Tuy nhiên, với phương án này, khó khăn nằm ở chỗ chi phí tiêu hủy lớn, doanh nghiệp sẽ không đăng ký tham gia đấu giá để thu mua các loại hàng hóa này.

Do đó, Bộ Tài chính đề xuất nghiêng về phương án 1.

Phương Nhung

Nguồn. Người Lao động

Nguồn tin: Người Lao động

Tin khác

Mức hỗ trợ di dời khẩn cấp với hộ dân chung cư cũ Hải Phòng

HĐND TP Hải Phòng vừa ban hành Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ…

22/12/2024

Triển lãm “Vang mãi khúc quân hành” diễn ra đến hết ngày 27/12/2024

Từ ngày 20/12 đến hết ngày 27/12/2024, tại Nhà trưng bày Triển lãm-Trung tâm Thông…

22/12/2024

Lễ công bố thương hiệu Ngôi Sao Hà Nội tại Hải Phòng

Sáng 22/12, tại trường Liên cấp Alpha, quận Dương Kinh, Tập đoàn Giáo dục EQuest…

22/12/2024

Hải Phòng: Bất động sản Thủy Nguyên đếm ngược ngày “thăng hoa”

Thị trường bất động sản Thủy Nguyên (Hải Phòng) đang ngày càng sôi động, nhất…

22/12/2024

Cơ bản hoàn thành đề án tinh gọn bộ máy trình Bộ Chính trị

Đến nay, Bộ Nội vụ cơ bản hoàn thành toàn bộ các báo cáo, đề…

21/12/2024

Bí thư Thành ủy thăm và chúc mừng Tòa Giám mục Hải Phòng nhân dịp Lễ Thiên Chúa giáng sinh năm 2024

Chiều 20/12, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…

20/12/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More