Chính sách

Đề xuất CSGT mặc thường phục để phát hiện vi phạm: Khó phân biệt thật-giả

Bộ Công an đề xuất cho cảnh sát giao thông bố trí cán bộ mặc thường phục để sử dụng thiết bị nghiệp vụ giám sát tình hình giao thông, phát hiện người vi phạm.

Khi phát hiện, cảnh sát mặc thường phục phải báo ngay cho lực lượng kiểm soát công khai mặc trang phục công an, đeo số hiệu, để xử lý.

Nội dung trên được nêu trong dự thảo lần 2 thông tư quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông. Dự thảo đang được Bộ Công an lấy ý kiến trong hai tháng, từ giữa tháng 10.

Đề xuất CSGT mặc thường phục để phát hiện vi phạm: Khó phân biệt thật-giả.

Dự thảo đề xuất lực lượng cảnh sát giao thông được trang bị, sử dụng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ như súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng bắn đạn cao su, súng bắn đạn hơi cay, bình xịt hơi cay, dùi cui điện, áo giáp, khoá số 8… khi làm nhiệm vụ.

Bày tỏ quan điểm về đề xuất này, bạn đọc Trần Hà chia sẻ: “Theo tôi, chúng ta cần hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của CSGT là tuyên truyền, nâng cao ý thức của người điều khiển giao thông và hỗ trợ giao thông khi cần thiết. Do đó, không thể dùng nghiệp vụ như: Hóa trang, lẩn tránh… như bắt tội phạm của Cảnh sát hình sự được. Không cần thiết!“.

Lo ngại về việc sẽ có đối tượng giả danh CSGT, bạn đọc Bảo An bày tỏ: “Nhiệm vụ chính của cảnh sát giao thông là hướng dẫn, tuyên truyền, đảm bảo an toàn giao thông, không phải chỉ chăm chú phạt người tham gia giao thông. Đối tượng lừa đảo, giả mạo CSGT mặc thường phục thì sao, lấy gì để người dân biết đâu là CSGT thật?“.

Không đồng tình với đề xuất này, bạn đọc Nguyễn Quý viết: “CSGT cần chú trọng tuyên truyền, nhắc nhở người dân tuân thủ pháp luật giao thông hơn là việc cải trang để bắt lỗi. Bộ Công an cũng cần tăng cường bố trí camera nhiều hơn, sử dụng hình thức phạt nguội sẽ hiệu quả hơn. Người tham gia lưu thông cũng không thể tìm cách đối phó, bao biện lỗi sai và cũng tránh được tiêu cực khi làm việc trực tiếp với cảnh sát“.

Biết rằng việc mặc thường phục để phát hiện lỗi của tài xế là nhằm tăng cường xử lý vi phạm nhưng không nên làm vậy. Dù sao thì vi phạm giao thông cũng là vi phạm dân sự, không phải hình sự. Cảnh sát hình sự mặc thường phục để theo dõi tội phạm, điều tra chuyên án là đương nhiên, nhưng CSGT mặc thường phục cầm camera quay phim thì không ổn“, bạn đọc Triệu Trần cho hay.

Bạn đọc Hoàng Huy đề xuất: “Thay vì phải mất vài người làm nhiệm vụ “trinh sát ngầm” thì chỉ cần lắp camera quan sát và cử người giám sát camera, vừa đỡ tốn kém, vừa an toàn. Chúng ta muốn nâng cao ý thức, cảnh báo sớm để tránh người dân vi phạm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng chứ không phải đi theo dõi, xử phạt khi người dân vi phạm. Nếu công khai tuần tra, tôi chắc chắn người dân nào có ý định vi phạm khi nhìn thấy CSGT sẽ ngừng ý định vi phạm lại, “phòng hơn chống“.

Lương Hạnh

Nguồn tin: Báo Lao động

Tin khác

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More