Vừa qua, Báo Lao Động đã đăng tải tuyến bài “Môi giới lộng hành, huy động vốn, bán dự án BĐS khi chưa đủ điều kiện”.
Theo khảo sát của Lao Động, không ít dự án khu đô thị, nhà ở dù chưa hoàn thiện cơ sở hạ tầng và chưa được cấp thẩm quyền cho phép kinh doanh theo quy định nhưng đã được môi giới quảng cáo, rao bán rầm rộ dưới nhiều hình thức. Thực trạng này đang gây nhiễu loạn thị trường, tiềm ẩn các rủi ro tranh chấp, an ninh.
Cụ thể, tại dự án Khu nhà ở phường Hạp Lĩnh (TP Bắc Ninh), nhà đầu tư chấp nhận mua thời điểm này thì phải trả một số tiền chênh so với giá trong “hợp đồng góp vốn” của nhà đầu tư trước đó lên tới 20 triệu đồng/m², tương đương 1,8-2 tỉ đồng/lô.
Để mời chào nhà đầu tư, những môi giới này cũng đưa ra hợp đồng góp vốn, có con dấu công ty nhận góp vốn.
Tương tự, thông tin rao bán đất liền kề tại dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu nhà ở thôn Khúc Toại (phường Khúc Xuyên, TP Bắc Ninh) cũng diễn ra rầm rộ thời gian qua.
Nhưng thực tế, dự án vẫn chưa hoàn thiện hạ tầng.
Tại Hà Nội, hàng trăm khách hàng đang là nạn nhân của việc mua căn hộ chung cư CT2 (tên thương mại là FLC Hausman), thuộc khu đô thị FLC Premier Parc Đại Mỗ (Nam Từ Liêm, Hà Nội) khi chủ đầu tư chưa được phép mở bán, huy động vốn.
Khách phải đối mặt với việc không thể nhận được căn hộ mình đã nộp tiền mua, bởi dự án này đang bị “đứng hình” sau khi cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết bị bắt.
Trước tình trạng này, Bộ Xây dựng cho biết bên cạnh việc điều chỉnh, hoàn thiện quy định pháp luật để khắc phục những tồn tại của thị trường bất động sản, Bộ đã kiến nghị các cơ quan bộ, ngành liên quan thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về kinh doanh bất động sản, hoạt động sàn giao dịch bất động sản, hoạt động môi giới bất động sản…
Đồng thời, các đơn vị kiểm soát hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên thị trường chứng khoán tránh hiện tượng đầu cơ, thao túng, thổi giá.
Đối với các địa phương, Bộ Xây dựng yêu cầu tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện giao đất, lựa chọn chủ đầu tư thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất đối với các dự án bất động sản, dự án nhà ở mới để tăng nguồn cung cho thị trường.
Bộ Xây dựng cũng yêu cầu kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đảm bảo đúng pháp luật.
Các địa phương cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn việc chia tách, “phân lô, bán nền” tại các khu vực chưa được phép đầu tư, thiếu hệ thống hạ tầng; tăng cường kiểm soát hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản, các tổ chức, cá nhân hành nghề môi giới bất động sản; chấn chỉnh hành vi mua bán trao tay, “thổi giá” gây nhiễu loạn thông tin thị trường bất động sản.
Đồng thời, theo dõi chặt chẽ, kịp thời, nắm bắt thông tin, tình hình diễn biến của thị trường và thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời để bình ổn thị trường, không để xảy ra tình trạng sốt giá và “bong bóng” bất động sản trên địa bàn.
Cao Nguyên
Các nhà phân tích của JPMorgan dự đoán giá vàng sẽ tiếp tục tăng và…
Tối 11/1, tại Nhà hát thành phố, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch…
Sau khi sắp xếp bộ máy bên trong các bộ ngành sẽ giảm 13/13 tổng…
Bộ trưởng Nội vụ vừa có báo cáo bổ sung, trong đó thành lập Bộ…
Chiều 10/1, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng tổ chức Lễ kỷ niệm…
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 10/01/2025 Chương trình hành động thực…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More