Công nghệ

Để đưa trạm BTS đi vào hoạt động cần những điều kiện gì?

Theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Thông tư 09/2009/TT-BTTTT ngày 24/03/2009 về kiểm định và công bố sự phù hợp đối với công trình kỹ thuật chuyên ngành viễn thông và Thông tư 11/2009/TT-BTTTT về danh mục công trình viễn thông bắt buộc công bố sự phù hợp: BTS lắp đặt mới trong thời gian 90 ngày kể từ ngày đưa công trình vào khai thác sử dụng phải được kiểm định, nếu tuân thủ TCVN 3718-1:2005 thì mới được hoạt động, đồng thời phải đảm bảo các yêu cầu về tiếp đất, chống sét bằng hình thức công bố sự phù hợp (có nghĩa là tất cả các trạm BTS không có trạm nào gây ra mức phơi nhiễm vượt mức giới hạn cho phép 2W/m2 (hoặc 27,5V/m) trong khu vực dân cư sinh sống, đi lại xung quanh trạm phát sóng BTS).

Đối với các trạm BTS có sự thay đổi về cấu hình, vị trí, độ cao hoặc hướng ăng ten cần được kiểm định lại hoặc làm giấy chứng nhận chuyển hướng. Người dân có thể nhận biết trạm BTS nào đã được kiểm địnht thông qua giấy chứng nhận kiểm định được niêm yết tại địa điểm lắp đặt.

Các trạm BTS có ảnh hưởng tới sức khoẻ con người hay không?

Vấn đề Sóng di động được có gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người hay không là một vấn đề đang được cả thế giới quan tâm đến. Hiện nay, có khoảng 5 tỷ thuê bao và mạng di động đều sử dụng cấu trúc dạng tế bào (có trạm BTS gần nhất để phục vụ). Qua nghiên cứu của WHO, ICNIRP và ITU kết luận: Mức độ phơi nhiễm thấp và chưa có bằng chứng khoa học nào thuyết phục rằng sóng điện thoại có thể gây ra những tổn hại cho sức khỏe con người. Nghiên cứu này cũng xác định được mức độ an toàn giữa trạm BTS và khu vực người dân sinh sống.

Tại Việt Nam vấn đề này cũng được nghiên cứu kỹ càng và đưa ra kết luận: Với dải tần số của sóng điện thoại, vô tuyến tại các trạm thu, phát đều chưa có bằng chứng khoa học khẳng định rằng nó có gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

Để có thể đánh giá mức độ nguy hiểm của sóng điện thoại với sức khỏe con người thì người ta dùng đại lượng SAR để đo lường. Đây là chỉ số hấp thụ đặc trưng, được đo bằng W/kg.

Người dân cần sống cách trạm BTS bao nhiêu để hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của trạm?

Không có quy định nào rõ ràng về khoảng cách an toàn cho người dân sống gần trạm BTS mà đơn vị xây dựng cần đảm bảo được rằng nơi nào có người dân thì nơi đó phải được an toàn nhất.

Trạm BTS trước khi được đưa vào sử dụng cần kiểm định và tuân thủ nghiêm ngặt các an toàn về phơi nhiễm sóng điện từ trường. Trạm BTS phải được cấp giấy phép, giấy chứng nhấn đủ điều kiện hoạt động mới được phép hoạt động để đảm bảo an toàn cho người dân.

Quy định xử lý về việc lắp đặt các trạm BTS không đúng tiêu chuẩn

Hiện nay, đa phần cách doanh nghiệp lắp đặt trạm BTS theo hình thức: cột độc lập, lắp trên cột cao của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình, phát thanh, lắp trên nóc nhà dân, cơ quan,… Chính vì thế điều này không phù hợp nếu đưa ra các quy định cứng của việc lắp trạm BTS. Trên phương diện quản lý thì trạm BTS chỉ được xây dựng và hoạt động khi được kiểm định và cấp giấy chứng nhận an toàn.

Nếu người dân phát hiện ra sai phạm trong quá trình xây dựng và lắp đặt trạm BTS có thể gửi đơn khiếu nại lên Chủ tịch UBND huyện, thành phố nơi cư trú để được xử lý.

Nguồn tin: haiphong.gov.vn

Tin khác

Lãnh đạo thành phố Đối thoại với thanh niên về vấn đề việc làm và định hướng nghề nghiệp

Sáng 4/5, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Phó Chủ tịch UBND thành phố…

04/05/2024

Xuất hiện tình trạng pha trộn, tẩm ướp chất gây nghiện trong thuốc lá điện tử

Trên thị trường xuất hiện tình trạng pha trộn, tẩm ướp các chất gây nghiện…

04/05/2024

621.000 lượt khách đổ về Hải Phòng dịp lễ, đông nhất là Cát Bà

Trong dịp lễ 30.4-1.5, lượng khách đến Hải Phòng tăng cao, công suất phòng tại…

03/05/2024

Đề xuất mẫu “Sổ hồng” mới

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Thông tư quy định về Giấy…

03/05/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More