Đô thị

Đề án Đặt tên một số phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hải Phòng năm 2021

(Dự thảo Đề án của UBND thành phố trình Kỳ họp thứ 4 HĐND thành phố khóa 16)

I. CƠ SỞ LỰA CHỌN TÊN ĐẶT (Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng)

Đường, phố và công trình công cộng được đặt tên trên cơ sở lựa chọn trong các tên sau đây:

1. Tên địa danh nổi tiếng, có ý nghĩa và có giá trị tiêu biểu về lịch sử-văn hóa của đất nước hoặc địa phương; địa danh đã quen dùng từ xa xưa, đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân; tên địa phương kết nghĩa hoặc có mối quan hệ đặc biệt.

2. Danh từ có ý nghĩa tiêu biểu về chính trị, văn hóa, xã hội.

3. Tên di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh có giá trị tiêu biểu của quốc gia hoặc địa phương đã được xếp hạng theo quy định của Luật Di sản văn hóa.

4. Tên phong trào cách mạng, sự kiện lịch sử, chiến thắng chống xâm lược có giá trị tiêu biểu của quốc gia hoặc địa phương.

5. Tên danh nhân gồm cả danh nhân nước ngoài. Danh nhân đó phải là người nổi tiếng, có đức, có tài, có đóng góp lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như của địa phương hoặc có đóng góp đặc biệt cho đất nước, có công lớn trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc, được nhân dân suy tôn và thừa nhận.

Những nhân vật lịch sử còn có ý kiến đánh giá khác nhau hoặc chưa rõ ràng về mặt lịch sử thì chưa xem xét đặt tên cho đường, phố và công trình công cộng.

II. ĐẶT TÊN PHỐ (53 phố)

* QUẬN LÊ CHÂN (03 tuyến phố)

1. Phố Thích Trí Hải (phường Dư Hàng Kênh)

Điểm đầu: Số 122 Hồ Sen, điểm cuối: Số 171 phố Chùa Hàng. Phố dài 700m, rộng 19m. Có đường mương rộng 11m chạy giữa, mặt đường trải nhựa asphalt, có hệ thống điện chiếu sáng, phù hợp với quy hoạch.

Thích Trí Hải (1906-1979), tên khai sinh là Đoàn Thanh Tảo, sinh năm 1906 tại làng Quần Phương, xã Hải Trung, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Hà (làng Quần Phương Trung, xã Hải Phương, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định ngày nay).

Năm 1922, ông xuất gia tại chùa Mai Xá, Lý Nhân, Nam Hà. Từ năm 1922 đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Hòa thượng tham gia vào nhiều hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam; góp phần quan trọng trong việc thành lập Hội Phật giáo cứu quốc huyện Thủy Nguyên, tỉnh Kiến An (nay thuộc thành phố Hải Phòng).

Sau Cách mạng Tháng Tám, Thượng tọa Trí Hải làm cố vấn cho Bộ trưởng Bộ Cứu tế xã hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Năm 1951, Thượng tọa làm đệ nhất Phó hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam; tháng 11/1952, được cử làm Phó trụ trì chùa Quán Sứ. Năm 1955, Thượng tọa Trí Hải thực hiện việc cải cách nơi thờ tự; xây dựng tôn tạo chùa Phật giáo Hải Phòng; Thượng tọa viết báo, phiên dịch nhiều bản kinh, sách quý về đạo Phật. Thượng tọa nhập tịch ngày 7 tháng 6 năm Kỷ Mùi (30/6/1979) tại Hải Phòng, trụ thế 74 tuổi, hoàng đạo 57 năm. Suốt cuộc sống tu tập và hoạt động của mình, Thượng tọa luôn chú tâm xây dựng các mối quan hệ đoàn kết trong nội bộ Phật giáo và gắn kết với các tổ chức xã hội khác.

Đặt tên phố là phố Thích Trí Hải do tuyến phố chạy qua chùa Chiếu, nơi Thượng tọa Thích Trí Hải đã trụ trì, đồng thời nhằm tri ân những công lao, đóng góp của Thượng tọa cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, phát triển Phật giáo Hải Phòng; dễ nhớ, dễ tìm; bảo đảm tiêu chí tại Khoản 5, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ.

2. Phố Nguyễn Tất Tố (kéo dài) (phường Kênh Dương)

Điểm đầu: Số nhà 92 phố Nguyễn Tất Tố, điểm cuối: tiếp giáp đường Võ Nguyên Giáp. Phố dài 375m, rộng 12m; vỉa hè mỗi bên 1,5m; mặt đường trải nhựa asphalt, có hệ thống điện chiếu sáng, phù hợp với quy hoạch.

Nguyễn Tất Tố (913-984), còn có tên là đô đốc Kiên, Nguyễn Hải,… Ông là đô đốc thủy quân, giúp Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938. Ông là người giỏi võ nghệ và bơi lội. Khi Ngô Quyền đưa quân về vùng An Dương xây đồn, chiêu mộ nhân tài, hào kiệt chuẩn bị đánh quân Nam Hán, Nguyễn Tất Tố đã cùng Đào Nhuận tham gia và được Ngô Quyền trọng dụng giao làm gia tướng. Trong trận phục kích quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, Nguyễn Tất Tố đem 20 thuyền nhẹ ra cửa biển khiêu chiến, nhử giặc vào trận địa cọc đã được quân ta bày sẵn, góp phần vào việc tiêu diệt Hoằng Thao, đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.

Đặt tên Nguyễn Tất Tố (kéo dài) cho tuyến phố này nhằm tôn vinh, tri ân những công lao, đóng góp của ông cho công cuộc đấu tranh chống quân xâm lược, xây dựng và bảo vệ đất nước; dễ nhớ, dễ tìm; bảo đảm tiêu chí tại Khoản 5, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ.

3. Phố Đầm Hoàng (phường Kênh Dương)

Điểm đầu: Ngã 3 giao phố Nguyễn Tất Tố, điểm cuối: Giao với đường Trại Lẻ. Phố dài 182m, rộng 7m.

Đầm Hoàng là tên của một đầm nước nằm trong hệ thống đầm hồ, nhánh lạch nước chạy từ lạch Liêm Khê thuộc khu vực xã Dư Hàng Kênh xưa, sau bồi lấp thành đất sản xuất của nhân dân Trại Lẻ (nay thuộc phường Kênh Dương, quận Lê Chân). Đây là địa danh có từ xa xưa, nhân dân tại khu vực Trại Lẻ đã quen gọi; tới nay, đầm không còn, song địa danh này đã ăn sâu vào tiềm thức nhân dân địa phương.

Đặt tên phố là phố Đầm Hoàng do đây là tên gọi đã ăn sâu vào tiềm thức nhân dân; dễ nhớ, dễ tìm, phù hợp với nguyện vọng của chính quyền và nhân dân; bảo đảm tiêu chí tại Khoản 1, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ.

* QUẬN NGÔ QUYỀN (14 tuyến phố)

1. Phố Thanh niên (phường Lạch Tray)

Điểm đầu: Bên trái cổng Cung Văn hóa, Thể thao Thanh niên, điểm cuối: Bên phải cổng Cung Văn hóa, Thể thao Thanh niên. Tuyến phố có dạng vòng cung, bao quanh hồ Quần ngựa. Phố dài 921m, rộng 8m, một bên dân cư sinh sống, một bên là Cung Văn hóa, Thể thao Thanh niên, có hệ thống điện chiếu sáng, vỉa hè mỗi bên 1,5m; phù hợp với quy hoạch của thành phố.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Bác Hồ đã chỉ rõ: Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần là do thanh niên, thanh niên là chủ tương lai của đất nước. Trong Bản di chúc của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành một phần nói về vai trò của thanh niên và công tác thanh niên của Đảng. Người viết: Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.

Cung Văn hóa, Thể thao Thanh niên là địa điểm quen thuộc, gắn bó với nhiều thế hệ nhân dân thành phố, là nơi Bác Hồ đã về thăm và nói chuyện với nhân dân thành phố.

Đặt tên phố là phố Thanh niên vì đây là danh từ có ý nghĩa tiêu biểu về chính trị, văn hóa-xã hội; dễ nhớ, dễ tìm; bảo đảm tiêu chí tại Khoản 2, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ.

2. Phố Tiên Nga (phường Đông Khê)

Điểm đầu: Tiếp giáp thửa số 11, Lô 28A, Khu đô thị Ngã 5 sân bay Cát Bi. Điểm cuối: Cầu bắc qua mương Đông Bắc. Phố dài 417m, rộng 12m, dân cư thưa thớt, có hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước, phù hợp với quy hoạch.

Đền Tiên Nga, thuộc địa bàn phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền. Đền thờ Đức Vũ Quận Quyến Hoa công chúa (bà chúa Năm Phương), bà là nữ tướng lo việc quân lương của Ngô Quyền trong trận chiến chống quân Nam Hán xâm lược trên sông Bạch Đằng năm 938. Đền được UBND thành phố xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa tại Quyết định số 242/QĐ-UBND ngày 9/2/2007.

Đặt tên phố là phố Tiên Nga vì đền Tiên Nga là di tích cấp thành phố, nằm trên địa bàn quận Ngô Quyền; dễ nhớ, dễ tìm; bảo đảm tiêu chí tại Khoản 3, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ.

3. Phố Nguyễn Huy Tưởng (phường Đông Khê)

Điểm đầu: Tiếp giáp đường mặt cắt 40 m thửa 1, Lô 26 B1, Khu đô thị Ngã 5 sân bay Cát Bi. Điểm cuối: Tiếp giáp thửa 4, Lô 26A, Khu đô thị Ngã 5 sân bay Cát Bi. Phố dài 403m, rộng 12m, dân cư sinh sống hai bên, mặt đường trải nhựa asphalt có điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước; phù hợp với quy hoạch.

Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960), quê gốc làng Dục Tú, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội). Năm 9 tuổi, ông chuyển về sống tại ngõ Quảng Lạc, phố Cầu Đất, Hải Phòng và học tại Trường Bonnal (nay là Trường THPT Ngô Quyền) và tham gia phong trào yêu nước từ năm 1930. Ông tham gia nhóm nhạc Đồng Vọng, Việt Minh, nhóm Văn hóa cứu quốc và làm Tổng thư ký Hội Truyền bá Quốc ngữ Hải Phòng. Trong kháng chiến chống Pháp ông hoạt động văn hóa văn nghệ tại chiến khu Việt Bắc (thành viên Tiểu ban Văn nghệ Trung ương Đảng). Ông đạt nhiều giải thưởng văn học, được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.

Việc đặt tên ông cho tuyến phố, thể hiện tình cảm, sự tri ân đối với những đóng góp của ông trong công cuộc đấu tranh chống xâm lược, giành độc lập tự do cho dân tộc; dễ nhớ, dễ tìm; bảo đảm tiêu chí tại Khoản 5, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 Chính phủ.

4. Phố Bùi Xuân Hoài (phường Đông Khê)

Điểm đầu: Tiếp giáp đường mặt cắt 40 m thửa 1, Lô 26B2, Khu đô thị Ngã 5 sân bay Cát Bi. Điểm cuối: Tiếp giáp Lô 26A4, Khu Đô thị Ngã 5 sân bay Cát Bi. Phố dài 350 m, rộng 12m, dân cư sinh sống hai bên, mặt đường trải nhựa asphalt có điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước, phù hợp quy hoạch.

Bùi Xuân Hoài, người làng Đông Khê, nay thuộc phường Đông Khê, quận Ngô Quyền. Ông đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) thời nhà Trần (1226-1400), làm quan đến chức Thị lang Bộ Công, hành Đô Đài (được in trong tập Những Ông Nghè Đất Cảng).

Việc đặt tên ông cho tuyến phố, thể hiện sự tự hào của nhân dân Đông Khê đối với một người con sinh ra tại địa phương đã có đóng góp cho công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước; dễ nhớ, dễ tìm; bảo đảm tiêu chí tại Khoản 5, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 Chính phủ.

5. Phố Ngô Tất Tố (phường Đông Khê)

Điểm đầu: Tiếp giáp đường Lê Hồng Phong; điểm cuối: Tiếp giáp đường mặt cắt 30m Lô 27, Khu đô thị Ngã 5 sân bay Cát Bi. Phố dài 250 m, rộng 12m, dân cư sinh sống hai bên, mặt đường trải nhựa asphalt có điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước, phù hợp với quy hoạch.

Ngô Tất Tố (1894-1954), quê làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội). Ông là một trong những cây bút xuất sắc của dòng văn học hiện thực trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Năm 1946 ông tham gia Hội Văn hóa Cứu quốc, được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam và tham gia kháng chiến chống Pháp. Ông từng giữ các chức vụ: Chi hội trưởng Chi hội Văn nghệ Việt Bắc, hoạt động ở Sở Thông tin khu 12, tham gia viết các báo: Cứu quốc khu 12, Thông tin khu 12, Tạp Chí Văn nghệ và báo Cứu quốc Trung ương. . . và viết văn. Ông là ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn nghệ Việt Nam (1948). Các tác phẩm của ông xoay quanh đề tài nông thôn và tuyên truyền phục vụ kháng chiến. Ông có nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng như: Tiểu thuyết Tắt đèn (1937), Lều chõng (1944),… và có nhiều bài báo viết về xã hội Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám. Ông mất ngày 20/4/1954; được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (1996).

Việc đặt tên ông cho tuyến phố thể hiện tình cảm của chính quyền, nhân dân để ghi nhận những đóng góp của ông, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và chính quyền địa phương; bảo đảm tiêu chí tại Khoản 5, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 Chính phủ.

6. Phố Hoàng Hữu Nhân (phường Đông Khê)

Điểm đầu: Tiếp giáp đường mặt cắt 30m Lô 22, Khu Đô thị Ngã 5 sân bay Cát Bi, quận Ngô Quyền. Điểm cuối: Tiếp giáp Lô 7C, Khu Đô thị Ngã 5 sân bay Cát Bi. Phố dài 250m, rộng 20m, dân cư sinh sống hai bên, mặt đường trải nhựa asphalt có điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước. Phù hợp với quy hoạch.

Hoàng Hữu Nhân (1915-1999), tên thật là Cao Văn Hòe, quê xã Hoàng Phúc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Những năm 1936-1939, ông tham gia phòng trào học sinh yêu nước tại Thanh Hóa. Năm 1941, ông bị thực dân Pháp bắt và giam giữ tại nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội. Tháng 3/1945, ông vượt ngục, tham gia Tổng khởi nghĩa tại Hà Nội, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Sau năm 1945, ông giữ chức Bí thư Tỉnh ủy một số tỉnh như Nam Định, Hồng Quảng, Khu ủy Quảng Ninh. Tháng 12/1956, ông làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính thành phố Hải Phòng. Tháng 2/1962, thành phố Hải Phòng và tỉnh Kiến An hợp nhất thành thành phố Hải Phòng, ông được cử làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng. Năm 1963, tại Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ nhất, ông được bầu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng. Năm 1962, ông khởi xướng khoán ở Kiến An, Vĩnh Bảo và Kiến Thụy một cách không chính thức. Năm 1964, ông trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 3. Ông giữ cương vị Bí thư Thành ủy Hải Phòng đến năm 1966.

Việc đặt tên ông cho tuyến phố là sự ghi nhận, tri ân những đóng góp của ông đối với công cuộc đấu tranh chống xâm lược, giành độc lập tự do cho dân tộc; dễ nhớ, dễ tìm; bảo đảm tiêu chí về đặt tên đường, phố quy định tại Khoản 5, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 Chính phủ.

7. Phố Phùng Chí Kiên (phường Đông Khê)

Điểm đầu: Tiếp giáp lô 20B, Khu Đô thị Ngã 5 sân bay Cát Bi; điểm cuối: Hồ Phương Lưu. Phố dài 400m, rộng 30m, dân cư sinh sống hai bên, mặt đường trải nhựa asphalt có điện chiếu sáng, có hệ thống thoát nước; phù hợp với quy hoạch.

Phùng Chí Kiên (1901-1941), quê ở làng Mỹ Quang Thượng, nay thuộc xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Năm 1926, ông học Trường Võ bị Hoàng Phố; tham gia cuộc khởi nghĩa Quảng Châu. Ngày 8/2/1941, ông cùng lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về Pắc Bó, tỉnh Cao Bằng xây dựng và bảo vệ khu căn cứ cách mạng. Ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5/1941), trực tiếp chỉ đạo khu căn cứ Bắc Sơn-Võ Nhai và chỉ huy trung đội Việt Nam Cứu quốc quân. Tháng 8/1941, ông hy sinh tại Ngân Sơn. Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, ông đã được nhà nước truy tặng quân hàm cấp tướng.

Việc đặt tên ông cho tuyến phố, thể hiện tình cảm của nhân dân thành phố Hải Phòng ghi nhận, tri ân những đóng góp của ông đối với công cuộc đấu tranh chống xâm lược, giành độc lập tự do cho dân tộc; dễ nhớ, dễ tìm; bảo đảm tiêu chí tại Khoản 5, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 Chính phủ.

8. Phố Thái Phiên (phường Đông Khê)

Điểm đầu: Tiếp giáp đường Lê Hồng Phong; điểm cuối: Tiếp giáp đường mặt cắt 30m Lô 22, Khu Đô thị Ngã 5 sân bay Cát Bi. Phố dài 250m, rộng 12m, dân cư sinh sống hai bên, mặt đường trải nhựa asphalt có điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước; phù hợp quy hoạch.

Thái Phiên (1882-1916), hiệu là Nam Thạnh, Cô Đà Nam Xương, quê làng Nghi An, xã Hòa Phát, nay thuộc Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Thuở nhỏ, ông học chữ Hán, sau theo Tây học, rồi đi làm thuê cho nhà thầu khoán Le Roy, người Pháp ở Đà Nẵng. Năm 1903, ông tham gia phong trào Duy Tân, Đông du với cụ Phan Bội Châu. Năm 1908, tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ. Năm 1913, ông tham gia Việt Nam Quang Phục Hội. Năm 1916, gặp vua Duy Tân bàn về kế hoạch lật đổ Pháp. Khởi nghĩa nổ ra vào 1 giờ sáng ngày 3/5/1916 do Thái Phiên và Trần Cao Vân làm lãnh tụ nhưng kế hoạch khởi nghĩa bị lộ, vua Duy Tân, Thái Phiên, Trần Cao Vân và nhiều người bị bắt. Ngày 17/5/1916, ông và các đồng chí của mình bị thực dân Pháp đem ra xử tử tại bãi chém An Hòa, Huế.

Việc đặt tên ông cho tuyến phố, thể hiện tình cảm của nhân dân thành phố Hải Phòng ghi nhận, tri ân những đóng góp của ông đối với công cuộc đấu tranh chống xâm lược, giành độc lập tự do cho dân tộc; dễ nhớ, dễ tìm; bảo đảm tiêu chí tại Khoản 5, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 Chính phủ.

9. Phố Nam Cao (phường Đông Khê)

Điểm đầu: Tiếp giáp đường mặt cắt 22m Lô 22 (Thửa 1 Lô 22A), Khu Đô thị Ngã 5 sân bay Cát Bi; điểm cuối: Tiếp giáp đường mặt cắt 30m Lô 22 (Parkson), Khu Đô thị Ngã 5 sân bay Cát Bi. Phố dài 300m, rộng 12m, dân cư sinh sống hai bên, mặt đường trải nhựa asphalt có điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước; phù hợp với quy hoạch.

Nam Cao (1915-1951), tên thật Trần Hữu Tri, quê làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, tỉnh Hà Nam (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Tháng 4/1943, ông gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc và tham gia giành chính quyền năm 1945. Năm 1946, ông hoạt động trong Hội Văn hóa Cứu quốc; từ năm 1947 đến năm 1950, ông hoạt động tại Việt Bắc; năm 1948, ông gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam. Năm 1951, trong chuyến công tác tại tỉnh Ninh Bình, ông bị quân Pháp bắt và xử bắn. Nam Cao là một trong những nhà văn Việt Nam tiêu biểu nhất thế kỷ 20. Ông để lại một số truyện, tiểu thuyết tiêu biểu, đặc sắc: Chí Phèo, Đời thừa, Lão Hạc, Sống mòn, Đôi mắt,…

Việc đặt tên ông cho tuyến phố thể hiện tình cảm của chính quyền, nhân dân để ghi nhận những đóng góp của ông, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và chính quyền địa phương; bảo đảm tiêu chí tại Khoản 5, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 Chính phủ.

10. Phố Nguyễn Đình Chiểu (phường Đông Khê)

Điểm đầu: Tiếp giáp đường nội bộ Lô 22 (Thửa 199 Lô 22A), Khu Đô thị Ngã 5 sân bay Cát Bi; điểm cuối: Tiếp giáp đường mặt cắt 30m Lô 21B (Parkson), Khu Đô thị Ngã 5 sân bay Cát Bi. Phố dài 300m, rộng 12m, dân cư sinh sống hai bên, mặt đường trải nhựa asphalt có điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước; phù hợp với quy hoạch.

Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), là một nhà thơ, nhà văn hóa cận đại của Việt Nam. Nguyễn Đình Chiểu tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai. Sinh tại làng Tân Khánh, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay). Ông sống ở Huế từ 12 đến 19 tuổi. Năm 1843 ông đỗ Tú tài. Năm 1847, ông ra Huế học, chờ thi khoa Kỷ Dậu (1849), nhưng chưa kịp thi thì được tin mẹ mất tại Sài Gòn. Trên đường trở về chịu tang mẹ, ông bị bệnh, mù cả đôi mắt. Năm 1851, ông mở trường dạy học, làm thuốc và sáng tác truyện thơ. Một số tác phẩm nổi tiếng của ông như: Lục Vân Tiên và Dương Từ-Hà Mậu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc,… Ông mất năm 1888.

Việc đặt tên ông cho tuyến phố thể hiện tình cảm của chính quyền, nhân dân để ghi nhận những đóng góp của ông, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và chính quyền địa phương; bảo đảm tiêu chí quy định tại Khoản 5, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 Chính phủ.

11. Phố Nguyễn Công Hoan (Phường Đông Khê)

Điểm đầu: Tiếp giáp đường mặt cắt 22m Lô 22 (Thửa 523, Lô 22), Khu Đô thị Ngã 5 sân bay Cát Bi; điểm cuối: Tiếp giáp đường mặt cắt 30m Lô 21B, Khu Đô thị Ngã 5 sân bay Cát Bi. Phố dài 300m, rộng 12m, dân cư sinh sống hai bên, mặt đường trải nhựa asphalt có điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước; phù hợp với quy hoạch.

Nguyễn Công Hoan (1903-1977), sinh tại làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Ông là nhà văn có biệt tài viết truyện ngắn về tâm lý xã hội. Trước Cách mạng Tháng Tám, ông viết truyện dài, tiểu thuyết xoay quanh những bi kịch cá nhân và gia đình lớp tiểu tư sản thành thị; nổi tiếng với tiểu thuyết “Bước đường cùng”. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông giữ các chức vụ: Phó Giám đốc Sở Tuyên truyền báo chí Bắc Bộ, Giám đốc Trường Văn hóa quân nhân trung cấp và Chủ nhiệm tờ Quân nhân học báo. Từ sau năm 1954, ông là Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam (1957-1958). Ông để lại hồi ký Đời viết văn của tôi (1971) có giá trị văn học và lịch sử. Ông mất năm 1977 tại Hà Nội. Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996.

Việc đặt tên ông cho tuyến phố, thể hiện tình cảm của nhân dân thành phố Hải Phòng ghi nhận, tri ân những đóng góp của ông đối với công cuộc đấu tranh chống xâm lược, giành độc lập tự do cho dân tộc; dễ nhớ, dễ tìm; bảo đảm tiêu chí tại Khoản 5, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 Chính phủ.

12. Phố Đỗ Chính (phường Đông Khê)

Điểm đầu: Tiếp giáp đường 100m theo quy hoạch thuộc Khu Đô thị Ngã 5 sân bay Cát Bi, quận Ngô Quyền. Điểm cuối: Tiếp giáp đường Hoàng Thế Thiện, quận Hải An. Phố dài 1.200m, rộng 15m, dân cư sinh sống hai bên, mặt đường trải nhựa asphalt có điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước; phù hợp với quy hoạch.

Đỗ Chính (1926-1994), tên khai sinh là Đỗ Đình Ân, quê xã Văn Phúc, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Ông tham gia cao trào kháng Nhật cứu quốc. Từ năm 1946-1950, ông công tác tại tỉnh Phú Thọ, Liên Khu Việt Bắc, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Ninh Bình, sau đó công tác trong lực lượng quân đội.

Từ năm 1959-1977, ông giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức tỉnh ủy Hải Ninh. Tháng 6/1961, ông tham gia Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng, làm Phó Chủ tịch Ủy ban hành chính kiêm Chủ nhiệm Ủy ban kế hoạch thành phố Hải Phòng. Khi đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, ông trở lại quân đội làm Chính ủy Bộ tư lệnh 350, đồng thời tham gia Ban Thường vụ Thành ủy và Ủy viên Ủy ban hành chính thành phố Hải Phòng. Năm 1977, ông được bầu làm Phó Bí thư, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng. Năm 1978-1982, ông làm Bộ trưởng Bộ Thủy sản, Trưởng ban Kế hoạch Tài chính Trung ương; Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 5, 6, 7; Đại biểu Quốc hội khóa 6. Ông được Nhà nước tặng: Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Hai, hạng Ba, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng; được Nhà nước Cộng hòa nhân dân Campuchia tặng Huân chương Lao động hạng Nhất.

Việc đặt tên ông cho tuyến phố, thể hiện sự tri ân những đóng góp của ông đối với công cuộc đấu tranh chống xâm lược, giành độc lập tự do cho dân tộc; dễ nhớ, dễ tìm; bảo đảm tiêu chí tại Khoản 5, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 Chính phủ.

13. Phố Nguyễn Xuân Nguyên (phường Đông Khê)

Điểm đầu: Tiếp giáp thửa 7 Lô 6A Khu Đô thị Ngã 5 sân bay Cát Bi; điểm cuối: Tiếp giáp đường Hoàng Thế Thiện. Phố dài 600m, rộng 12m, dân cư sinh sống hai bên, mặt đường trải nhựa asphalt có điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước; phù hợp với quy hoạch.

Nguyễn Xuân Nguyên (1907-1975), sinh năm 1907 tại xã Quảng Giao, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1935, ông tốt nghiệp bác sĩ trường thuốc Đông Dương và giảng dạy tại trường, đảm nhiệm qua các vị trí: Chủ nhiệm khoa Mắt, Chủ nhiệm khoa Ngoại, giảng viên trường y kiêm Giám đốc nhà thương chữa mắt. Tháng 11/1945, ông làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính thành phố Hải Phòng. Từ năm 1948-1952, ông là Ủy viên Ủy ban Kháng chiến hành chính Liên khu 3, Giám đốc Sở Y tế Liên khu 3. Từ năm 1952-1954, ông giảng dạy tại trường Y sĩ Việt Nam Liên khu 3-4, Đại học Y khoa Việt Bắc. Sau năm 1954, ông được phong hàm Giáo sư, Giám đốc Bệnh viện Mắt, Viện trưởng Viện Mắt. Từ năm 1960, ông được bầu vào Quốc hội, làm Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhãn khoa, Ủy viên thường trực của Đảng Xã hội Việt Nam. Ông mất năm 1975. Ông có nhiều đóng góp quan trọng trong các lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu và chữa trị ngành nhãn khoa Việt Nam; được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996.

Việc đặt tên ông cho tuyến phố, thể hiện tình cảm của nhân dân thành phố Hải Phòng tri ân những đóng góp của ông đối với công cuộc đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc; dễ nhớ, dễ tìm; bảo đảm tiêu chí tại Khoản 5, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 Chính phủ.

14. Phố Bạch Thái Bưởi (phường Đồng Quốc Bình, quận Ngô Quyền và phường Đằng Lâm, Đằng Hải, quận Hải An)

Điểm đầu: Cầu vượt Lạch Tray (phường Đồng Quốc Bình, quận Ngô Quyền); điểm cuối: Phố chợ Lũng, quận Hải An (phường Đằng Hải, quận Hải An), qua địa bàn 03 phường thuộc 02 quận Ngô Quyền và quận Hải An. Phố dài 2.000m, rộng 8m, dân cư sinh sống hai bên, mặt đường trải nhựa asphalt có điện chiếu sáng, có hệ thống thoát nước; phù hợp với quy hoạch.

Bạch Thái Bưởi (1874-1932), ông sinh tại Hà Nội, là một trong 4 doanh nhân nổi tiếng bậc nhất trong những năm 30 của thế kỷ 20. Ông kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, nổi bật là hàng hải, khai thác than và in ấn. Mặc dù giao thương thường xuyên với người Pháp nhưng ông luôn thể hiện tinh thần dân tộc trong hoạt động kinh doanh như đặt tên các con tàu mua từ nước ngoài bằng tên danh nhân Việt Nam như: Lạc Long, Hồng Bàng, Trưng Trắc, Đinh Tiên Hoàng, Lê Lợi, Hàm Nghi. Ông đề ra các tôn chỉ trong kinh doanh như: thương phẩm, thương hội, tín thực, kiên tâm, nghị lực, trọng nghề, thương học, giao thiệp, tiết kiệm và coi trọng hàng hóa nội địa; quan tâm đến đời sống của giới thợ thuyền, trợ cấp cho học sinh nghèo có chí du học, người có hoàn cảnh khó khăn,… Ông từng là đại biểu tỉnh Kiến An trong Bắc Kỳ nhân dân đại biểu.

Việc đặt tên ông cho tuyến phố thể hiện tình cảm của chính quyền, nhân dân để ghi nhận những đóng góp của ông, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và chính quyền địa phương; bảo đảm tiêu chí tại Khoản 5, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 Chính phủ.

* QUẬN HẢI AN (5 tuyến phố)

1. Phố Lương Khê (phường Tràng Cát)

Điểm đầu: Số nhà 83, ngã 3 đường Thành Tô. Điểm cuối: Tiếp giáp phố Cát Vũ. Phố dài 2.000m, rộng 4,5m, chạy dọc theo mương An Kim Hải, mặt phố trải nhựa asphalt, dân cư đông đúc, có một số cửa hàng, cửa hiệu; phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị của quận.

Lương Khê, trước năm 1813 là tên làng cổ Lang Khê thuộc tổng Lang Thâm; trước năm 1945 thuộc tổng Lương Xâm huyện Hải An.

Đặt tên phố Lương Khê vì tên gọi này đã gắn bó, quen thuộc với nhân dân địa phương; dễ nhớ, dễ tìm; bảo đảm tiêu chí tại Khoản 1, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ.

2. Phố Thống Nhất (phường Đông Hải 1)

Điểm đầu: Số nhà 311 phố Phủ Thượng Đoạn, điểm cuối: Số nhà 23/311 phố Phủ Thượng Đoạn. Phố dài 500m, rộng 5m, mặt phố trải nhựa asphalt, dân cư đông đúc, phù hợp với quy hoạch của quận.

Thống Nhất là tên làng cũ của khu đất này và là tên của hợp tác xã nông nghiệp từ thời kháng chiến chống Mỹ, nay là khu vực nơi có tuyến phố chạy qua.

Đặt tên phố Thống Nhất vì tên gọi này đã gắn bó, quen thuộc với nhân dân địa phương; dễ nhớ, dễ tìm; đảm bảo đúng tiêu chí tại Khoản 1, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ.

3. Phố Tây Khê (phường Thành Tô)

Điểm đầu: Số 153 phố Nguyễn Văn Hới, Khu Tái định cư Đằng Lâm 1; điểm cuối: Tiếp giáp Dự án đấu giá đất 5,4ha. Phố dài 320m, rộng 17m, mặt đường trải nhựa asphalt, dân cư đông đúc, đi qua Ủy ban nhân dân phường Thành Tô, phù hợp với quy hoạch của quận.

Tây Khê vốn là tên làng cổ từ thế kỷ 17 của xã Đồng Xá tổng Trực Cát, nay thuộc địa bàn hai phường Thành Tô-Cát Bi.

Chính quyền và nhân dân địa phương có nguyện vọng đặt tên phố Tây Khê vì tên gọi này đã gắn bó, quen thuộc với nhân dân địa phương; dễ nhớ, dễ tìm; bảo đảm đúng tiêu chí tại Khoản 1, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ.

4. Phố Ngô Hùng (phường Thành Tô)

Điểm đầu: Tiếp giáp Đường Bùi Viện; điểm cuối: Tiếp giáp số nhà 60 phố Đông An. Phố dài 400m, rộng 10 m, mặt đường trải nhựa asphalt, dân cư đông đúc, phù hợp với quy hoạch của quận.

Ngô Hùng tên khai sinh là Bùi Vĩnh An (1924-1994), quê quán phường Tràng Cát, quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Ông giác ngộ và tham gia phong trào cách mạng từ rất sớm. Năm 1945, ông được cử làm Chỉ huy trưởng lực lượng tự vệ chiến đấu, tham gia tấn công vào sân bay Cát Bi. Năm 1946, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Từ năm 1946 đến năm 1976, ông tham gia hoạt động trong lực lượng quân đội, giữ nhiều vị trí quan trọng: Tham mưu phó, Tham mưu trưởng Quân khu 3, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh miền Tây; Tham mưu trưởng mặt trận hướng Đông trong chiến dịch Hồ Chí Minh. Năm 1978, ông giữ chức Cục trưởng Cục huấn luyện chiến đấu Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông được phong quân hàm Thiếu tướng năm 1983.

Ông được Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương cao quý: Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương chiến công hạng Nhất, Nhì, Ba, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng.

Việc đặt tên Ngô Hùng cho tuyến phố, thể hiện sự tri ân những đóng góp của ông trong công cuộc đấu tranh chống giành độc lập tự do cho dân tộc; dễ nhớ, dễ tìm; bảo đảm tiêu chí tại Khoản 5, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 Chính phủ.

5. Phố Nguyễn Lân (phường Cát Bi)

Điểm đầu: Tiếp giáp đường Đồng Xá, điểm cuối: Giáp đường Bùi Viện. Phố dài 400m, rộng 18m, mặt đường trải nhựa asphalt, dân cư đông đúc, phù hợp với quy hoạch của quận.

Nguyễn Lân (1906-2003) là Giáo sư, Nhà giáo nhân dân. Quê thôn Ngọc Lập, xã Phùng Chí Kiên, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Ông là một trong những người sáng lập Hội truyền bá quốc ngữ ở Trung Kỳ. Sau năm 1945, ông giữ các chức vụ: Trưởng ty Giáo dục tỉnh Thừa Thiên kiêm Giám đốc Nha học chính Trung bộ; Phó Chủ tịch Mặt trận Liên Việt Liên khu Việt Bắc; Giám đốc Giáo dục Liên khu 10; Giám đốc Giáo dục Liên khu Việt Bắc; Chủ nhiệm bộ môn Tâm lý giáo dục Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ông là tác giả nhiều sách giáo khoa, góp phần vào việc đặt nền móng cho sự ra đời của nền khoa học giáo dục nước ta sau năm 1945. Ông sáng tác nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ và các sách chuyên khảo tiếng Việt.

Ông là tác giả một số cuốn từ điển có quy mô đồ sộ: Từ điển chính tả phổ thông, Thuật ngữ tâm lý giáo dục, Từ điển Pháp-Việt, Từ điển thành ngữ-tục ngữ Việt Nam, Từ điển Từ và ngữ Việt Nam, Từ điển Việt-Pháp.

Ông được Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương và Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Việc đặt tên ông cho tuyến phố, thể hiện tình cảm của nhân dân thành phố Hải Phòng ghi nhận, tri ân những đóng góp của ông đối với công cuộc đấu tranh và xây dựng đất nước; dễ nhớ, dễ tìm; bảo đảm tiêu chí tại Khoản 5, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 Chính phủ.

* QUẬN KIẾN AN (3 tuyến phố)

1. Phố Hạnh Phúc (phường Tràng Minh)

Điểm đầu: Tiếp giáp số nhà 632 đường Trần Tất Văn; điểm cuối: Số nhà 79/632 Trần Tất Văn. Phố dài 450m, rộng 6m, vỉa hè 1,5m. Hai bên đường đông dân cư, nhiều ngõ nhỏ, không hệ thống chiếu sáng, không cống thoát nước, không vỉa hè.

Hạnh Phúc là tên của Tổ dân phố được thành lập năm 1994, nơi tuyến phố chạy qua, thuộc phường Tràng Minh, quận Kiến An. Tổ dân phố nay vốn là dải đất ven núi thuộc làng Phù Liễn trước đây.

Đặt tên phố Hạnh Phúc dễ nhớ, dễ tìm, phù hợp với nguyện vọng của chính quyền và nhân dân; bảo đảm tiêu chí tại Khoản 1, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ.

2. Phố Đầm Triều (phường Quán Trữ)

Điểm đầu: Tiếp giáp số nhà 744 Trường Chinh, điểm cuối: Công ty TNHH đóng tàu Đại Dương. Phố dài 200m, lòng đường rộng 9m, vỉa hè 2m, chạy qua chợ Đầm Triều, dân cư đông đúc, có hệ thống điện chiếu sáng, có hệ thống thoát nước, vỉa hè.

Đầm Triều là tên một đầm thủy sản, cấy lúa trước đây, do quá trình bồi đắp và mở mang của dân làng tổng Đống Khê bên sông Lạch Tray đã trở thành nơi sinh sống của người dân như ngày nay (thuộc các phường Quán Trữ, Đồng Hòa và Lãm Hà).

Đặt tên phố Đầm Triều dễ nhớ, dễ tìm, phù hợp với nguyện vọng của chính quyền và nhân dân; bảo đảm tiêu chí tại Khoản 1, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ.

3. Phố Đồng Quy (phường Phù Liễn)

Điểm đầu: Số nhà 27 đường Vụ Sơn; điểm cuối: Công ty TNHH Phú Cường. Phố dài 200m, rộng 4,5m, vỉa hè mỗi bên 1m. Mặt phố trải nhựa asphalt, dân cư sinh sống hai bên, có hệ thống điện chiếu sáng; phù hợp quy hoạch.

Đồng Quy vốn tên của một xã do sự hợp nhất của hai làng cổ Đồng Tải và Quy Tức thuộc xã Bắc Hà cũ của quận Kiến An. Đồng Quy là một trong những thôn nổi tiếng về khai thác gỗ vào những năm 1970.

Đặt tên phố Đồng Quy dễ nhớ, dễ tìm, phù hợp với nguyện vọng của chính quyền và nhân dân; bảo đảm tiêu chí tại Khoản 1, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ.

* QUẬN ĐỒ SƠN (8 tuyến phố)

1. Phố Hoàng Kim Giao (phường Hải Sơn)

Điểm đầu: Tiếp giáp phố Nguyễn Hữu Cầu; điểm cuối: Số nhà 14A đường Lý Thánh Tông. Phố dài 700m, rộng 6,5m. Đường trải nhựa asphalt, có hệ thống điện chiếu sáng, không có thoát nước, dân cư đông đúc; phù hợp với quy hoạch.

Hoàng Kim Giao (1942-1968), quê phường Vạn Sơn, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. Năm 1960, ông nhập ngũ, công tác tại xưởng quân giới, phụ trách kỹ thuật ra đa. Cuối năm 1968, ông tham gia đoàn công tác vào chiến trường khu 4, nghiên cứu và hướng dẫn bộ đội phá bom từ trường, ông đã hóa giải quả bom từ trường nằm dưới đáy sông, giải phóng tuyến đường sau gần 10 ngày ách tắc. Ngày 29/12/1968, ông được chính quyền và nhân dân xã Nam Hưng, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An nhờ phá bom từ trường, trong lần phá bom này, ông và một chiến sĩ khác đã anh dũng hi sinh. 26 tuổi, Hoàng Kim Giao đã phá được 32 quả bom nổ chậm, 40 quả bom từ trường, tham gia Công trình nghiên cứu chống phá thủy lôi từ tính và bom từ trường đảm bảo giao thông những năm 1967-1972.

Ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhì; Huân chương Chiến công giải phóng hạng Ba; danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; Năm 1996, công trình khoa học ông tham gia được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học kỹ thuật đợt 1 (năm 1996).

Việc đặt tên ông cho tuyến phố, thể hiện sự tri ân những đóng góp của ông đối với công cuộc đấu tranh chống xâm lược, giành độc lập tự do cho dân tộc; dễ nhớ, dễ tìm; bảo đảm tiêu chí tại Khoản 5, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 Chính phủ.

2. Phố Vũ Đình Can (phường Hải Sơn)

Điểm đầu: Số nhà 106 Lý Thánh Tông. Điểm cuối: Số nhà 43 Nguyễn Hữu Cầu. Phố dài 300m, rộng 5,0m, vỉa hè 2m, có điện chiếu sáng, không có hệ thống thoát nước. Dân cư đông đúc; phù hợp quy hoạch.

Vũ Đình Can sinh năm 1935 tại phường Vạn Sơn, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. Ông nhập ngũ năm 1966 thuộc Sư đoàn Phòng không không quân 370. Trong trận chiến đấu ngày 20/4/1972, máy bay Mỹ điên cuồng bắn phá các trận địa phòng không, các cơ sở kinh tế quốc phòng; đặc biệt bắn phá, phong tỏa, tiêu diệt các trận địa tên lửa của quân ta. Khi trận địa hết đạn, mặc dù không đúng phiên trực chiến nhưng ông vẫn dũng cảm lái xe vượt qua mưa bom, bão đạn để vận chuyển tên lửa ra mặt trận và anh dũng hy sinh.

Ông được Nhà nước truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” tại Quyết định số 2688/QĐ-CTN của Chủ tịch nước ngày 21/10/2014.

Việc đặt tên ông cho tuyến phố, thể hiện tình cảm của nhân dân thành phố Hải Phòng ghi nhận, tri ân những đóng góp của ông đối với công cuộc đấu tranh chống xâm lược, giành độc lập tự do cho dân tộc; dễ nhớ, dễ tìm; bảo đảm tiêu chí tại Khoản 5, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 Chính phủ.

3. Phố Độc lập (phường Hải Sơn)

Điểm đầu: Số nhà 47 phố Nguyễn Hữu Cầu, điểm cuối: Số nhà 43 phố Đình Đoài. Phố dài 515m, rộng 8m, vỉa hè mỗi bên 2m. Mặt phố trải nhựa asphalt, có hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước, phù hợp quy hoạch.

Độc lập là tên của Tổ dân phố nơi có tuyến phố chạy qua.

Đặt tên phố là phố Độc lập vì đây là tên gọi đã ăn sâu vào tiềm thức nhân dân; dễ nhớ, dễ tìm; bảo đảm tiêu chí tại Khoản 1, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ.

4. Phố Hoàng Thị Nghị (phường Hải Sơn)

Điểm đầu: Tiếp giáp ngã 3 đường Nguyễn Hữu Cầu, điểm cuối: Tiếp giáp Trung đoàn 50. Phố dài 456m, rộng 5,5m, vỉa hè mỗi bên 1,5m. Dân cư thưa thớt, chưa có hệ thống điện chiếu sáng, thoát nước, phù hợp quy hoạch.

Hoàng Thị Nghị (1928-2018), quê quán phường Vạn Sơn, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. Năm 16 tuổi bà tham gia vào đội cứu thương bộ đội địa phương. Từ năm 1947-1955, bà làm Trưởng Ban cán sự huyện Kiến Thụy, Trung đội phó Cục Địch vận Tổng cục Chính trị. Từ năm 1955-1975, bà vào miền Nam hoạt động và giữ nhiều vị trí quan trọng. Bà bị địch bắt 2 lần, bị tù đày và tra tấn dã man tại nhà tù Thủ Đức và nhà tù Côn Đảo. Tháng 4/1975, sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước bà được trả tự do. Tháng 3/1976, bà được cử đi học lớp Trung Cao cấp tại trường Nguyễn Ái Quốc. Tháng 8/1977, bà giữ chức vụ Phó giám đốc Sở Thương binh-Xã hội thành phố Hải Phòng.

Bà được Đảng và Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Huân chương độc lập hạng Nhất, Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Quân công hạng Ba, Huy chương chiến thắng hạng Nhất, Kỷ niệm chương, chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đầy, Huy chương vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.

Việc đặt tên bà cho tuyến phố, thể hiện tình sự tri ân những đóng góp của bà đối với công cuộc đấu tranh chống xâm lược, giành độc lập tự do cho dân tộc; dễ nhớ, dễ tìm; bảo đảm tiêu chí tại Khoản 5, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 Chính phủ.

5. Phố Bàng Đông (phường Bàng La)

Điểm đầu: Tiếp giáp đường Bàng La; điểm cuối: Tiếp giáp phố Đại Bàng. Phố dài 800, rộng 5,0m. Mặt phố trải nhựa asphalt, có hệ thống điện chiếu sáng, có thoát nước, dân cư đông đúc, phù hợp quy hoạch.

Bàng Đông là tên một xóm của xã Bàng La những năm 60 thế kỷ trước, đến nay Bàng Đông là tên Tổ dân phố nơi có tuyến phố chạy qua.

Đặt tên là phố Bàng Đông vì tên gọi đã ăn sâu vào tiềm thức nhân dân; dễ nhớ, dễ tìm, phù hợp với nguyện vọng của chính quyền và nhân dân; bảo đảm tiêu chí tại Khoản 1, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ.

6. Phố Đại Bàng (phường Bàng La)

Điểm đầu: Tiếp giáp Cầu Gù đường Bàng La; điểm cuối: Tiếp giáp ngã 3 đập Mộng Giường. Phố dài 550m, rộng 6m. Mặt phố trải nhựa asphalt, có hệ thống điện chiếu sáng, không có vỉa hè, dân cư thưa thớt, phù hợp quy hoạch.

Đại Bàng là tên của xã Đại Bàng xưa, được hình thành và phát triển ổn định vào thời Lý-Trần thế kỷ 11-13 (theo lịch sử Đảng bộ thị xã Đồ Sơn năm 2003). Đây là vị trí chiến lược quan trọng trong các cuộc chống quân Nguyên-Mông lần thứ 2, lần thứ 3 của quân và dân Đại Việt năm 1285-1288.

Đại Việt sử ký toàn thư viết “Tháng 3 ngày Giáp Tuất, mùng một, hai vua bỏ thuyền lên bộ đến Thủy Chú. Lấy thuyền ra giang Nam Triệu, vượt biển Đại Bàng vào Thanh Hóa” (năm 1285) và “Tháng 2, ngày mùng 8, quan quân hội chiến ngoài cửa biển Đại Bàng, bắt được 300 chiếc thuyền giặc, 10 thủ cấp giặc, quân Nguyên bị chết đuối rất nhiều”. Như vậy với chiến thắng Đại Bàng, một nửa thủy quân giặc đã bị diệt. Chiến thắng này đã mở đầu cho cuộc phản công truy kích địch mà đỉnh cao là chiến thắng Bạch Đằng tháng 4/1288. Trong chiến công này có đóng góp to lớn của người dân Đồ Sơn nói chung, Đại Bàng (Bàng La) nói riêng.

Đặt tên phố Đại Bàng vì đây là tên gọi đã ăn sâu vào tiềm thức nhân dân; dễ nhớ, dễ tìm, phù hợp với nguyện vọng của chính quyền và nhân dân; bảo đảm tiêu chí tại Khoản 1, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ.

7. Phố Trung Hòa (phường Bàng La)

Điểm đầu: Số nhà 184 đường Đại Thắng, điểm cuối: Số nhà 67 đường Đại Phong. Phố dài 250m, rộng 5,5m. Mặt phố trải bê tông, không có vỉa hè, dân cư đông đúc, có nhiều cửa hàng cửa hiệu, chạy qua Trường tiểu học Bàng La khu B, có hệ thống điện chiếu sáng, có hệ thống thoát nước; phù hợp quy hoạch.

Những năm 60 của thế kỷ trước, Trung Hòa là tên một xóm của thôn Đại Phong, nơi có tuyến phố chạy qua, sau khi xã Bàng La trở thành phường Bàng La, xóm Trung Hòa trở thành Tổ dân phố Trung Hòa.

Đặt tên phố Trung Hòa vì đây là tên gọi đã ăn sâu vào tiềm thức nhân dân; dễ nhớ, dễ tìm, phù hợp với nguyện vọng của chính quyền và nhân dân; bảo đảm tiêu chí tại Khoản 1, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ.

8. Phố Biên Hòa (phường Bàng La)

Điểm đầu: Số nhà 204 đường Bàng La, điểm cuối: Tiếp giáp ngã 3 đi đập Mộng Giường. Phố dài 900m, rộng 4m, không có vỉa hè; mặt đường trải nhựa asphalt; dân cư đông đúc, có hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước, phù hợp quy hoạch.

Những năm 1979, 1980 của thế kỷ trước, khu hành chính Bàng La được chuyển thành xã Bàng La, thị xã Đồ Sơn với 5 thôn: Đại Thắng, Đại Phong, Tiểu Bàng, Đồng Tiến 1, Đồng Tiến 2, thôn Đồng Tiến 2 được chia thành 2 xóm là Điện Biên và Biên Hòa. Năm 2017, xã Bàng La chuyển thành phường, xóm Biên Hòa thành Tổ dân phố Biên Hòa.

Đặt tên phố Biên Hòa vì đây là tên gọi đã ăn sâu vào tiềm thức nhân dân; dễ nhớ, dễ tìm, phù hợp với nguyện vọng của chính quyền và nhân dân; bảo đảm tiêu chí tại Khoản 1, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ.

* QUẬN DƯƠNG KINH (14 tuyến phố)

1. Phố Quảng Luận (phường Đa Phúc)

Điểm đầu: Nhà thờ Quảng Luận, điểm cuối: Nhà thờ Phúc Hải. Phố dài 360m, rộng 5m. Phố có hệ thống thoát nước, chưa có hệ thống điện chiếu sáng, chưa có vỉa hè, phù hợp quy hoạch.

Trước năm 1813, Quảng Luận là đơn vị hành chính thuộc tổng Phúc Hải, từ năm 1945, Quảng Luận thuộc xã Đa Phúc nay là phường Đa Phúc, quận Dương Kinh, là nơi có tuyến phố chạy qua.

Đặt tên phố Quảng Luận vì đây là tên địa danh đã có từ xa xưa; dễ nhớ, dễ tìm, phù hợp với nguyện vọng của chính quyền và nhân dân; bảo đảm tiêu chí tại Khoản 1, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ.

2. Phố Trà Khê (phường Anh Dũng)

Điểm đầu: Số nhà 132 phố Hợp Hòa, điểm cuối: Nhà văn hóa Trà Khê. Phố dài 300m, rộng 4,0m. Tuyến phố đi qua chợ Trà Khê, có dân cư đông đúc, không có hệ thống chiếu sáng, không có vỉa hè, chưa có hệ thống thoát nước, phù hợp quy hoạch.

Trà Khê là tên thôn cũ thuộc xã Anh Dũng, nay là phường Anh Dũng, quận Dương Kinh, nay là địa danh hành chính nơi có tuyến phố chạy qua.

Đặt tên phố Trà Khê vì đây là tên gọi đã có từ lâu, đi vào tiềm thức nhân dân; dễ nhớ, dễ tìm, phù hợp với nguyện vọng của chính quyền và nhân dân; bảo đảm tiêu chí tại Khoản 1, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ.

3. Phố Phấn Dũng (phường Anh Dũng)

Điểm đầu: Tiếp giáp phố Hợp Hòa, điểm cuối: Tiếp giáp dự án Anh Dũng 6. Phố dài 400m, rộng 4,5m. Đông dân cư, chưa có hệ thống chiếu sáng, vỉa hè, thoát nước, phù hợp quy hoạch.

Phấn Dũng, trước năm 1813 có tên là làng Phấn Đương, cuối thế kỷ 19 húy chữ Đương đổi thành Phấn Dũng, từ cuối năm 1945, làng thuộc xã Anh Dũng, nay thuộc phường Anh Dũng, quận Dương Kinh.

Đặt tên phố Phấn Dũng vì đây là tên gọi đã có từ lâu, đi vào tiềm thức nhân dân; dễ nhớ, dễ tìm, phù hợp với nguyện vọng của chính quyền và nhân dân; bảo đảm tiêu chí tại Khoản 1, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ.

4. Phố Thủy Giang (phường Hải Thành)

Điểm đầu: Số nhà 7 phố Hải Thành, điểm cuối: Nhà thờ Thủy Giang. Phố dài 430m, rộng 5,5m. Dân cư đông, chưa có hệ thống chiếu sáng, thoát nước, chưa có vỉa hè; phù hợp với quy hoạch.

Khu vực này là vùng đất mới, vốn là vùng đất bồi ven sông Lạch Tray, trước đây thuộc huyện Kiến Thụy, có Hợp tác xã đánh cá tên là Thủy Giang; nay thuộc phường Hải Thành, quận Dương Kinh.

Đặt tên phố Thủy Giang vì đây là tên gọi đã có từ lâu, đi vào tiềm thức nhân dân; dễ nhớ, dễ tìm, phù hợp với nguyện vọng của chính quyền và nhân dân; bảo đảm tiêu chí tại Khoản 1, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ.

5. Phố Hải Thành 1 (phường Hải Thành)

Điểm đầu: Số nhà 379 đường Phạm Văn Đồng, điểm cuối: Đê biển. Phố dài 450m, rộng 5m; dân cư đông, chưa có hệ thống chiếu sáng, thoát nước, chưa có vỉa hè; dân cư đông, chưa có hệ thống chiếu sáng, hệ thống thoát nước, chưa có vỉa hè, phù hợp với quy hoạch.

Phường Hải Thành vốn là vùng đất bồi ven sông Lạch Tray. Từ năm 1977, thành phố tổ chức đưa nhân dân các xã của huyện An Thụy ra khai hoang, làm kinh tế mới. Năm 1983, thành lập 2 xã Hải Thành và Tân Thành huyện Kiến Thụy (nay là phường Hải Thành, quận Dương Kinh).

Hiện nay, đường trục chính nối 2 phường Hải Thành và Tân Thành đã được đặt là Hải Thành. Đặt tên phố Hải Thành 1 vì đây là tên gọi đã có từ lâu, đi vào tiềm thức nhân dân; dễ nhớ, dễ tìm, phù hợp với nguyện vọng của chính quyền và nhân dân; bảo đảm tiêu chí tại Khoản 1, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ.

6. Phố Hải Thành 2 (phường Hải Thành)

Điểm đầu: Số nhà 389B đường Phạm Văn Đồng, điểm cuối: Mương chống mặn. Phố dài 360m, rộng 6m. Dân cư đông, chưa có hệ thống chiếu sáng, thoát nước, chưa có vỉa hè, phù hợp với quy hoạch.

Phường Hải Thành vốn là vùng đất bồi ven sông Lạch Tray. Từ năm 1977, thành phố tổ chức đưa dân các xã của huyện An Thụy ra khai hoang, làm kinh tế mới. Năm 1983, thành lập 2 xã Hải Thành và Tân Thành huyện Kiến Thụy (nay là phường Hải Thành, quận Dương Kinh).

Hiện nay, đường trục chính nối 2 phường Hải Thành và Tân Thành đã được đặt là Hải Thành. Đặt tên phố Hải Thành 2 vì đây là tên gọi đã có từ lâu, đi vào tiềm thức nhân dân; dễ nhớ, dễ tìm, phù hợp với nguyện vọng của chính quyền và nhân dân; bảo đảm tiêu chí tại Khoản 1, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ.

7. Phố Hải Thành 3 (phường Hải Thành)

Điểm đầu: Số nhà 421 đường Phạm Văn Đồng, điểm cuối: Mương chống mặn. Phố dài 390m, rộng 6m. Dân cư đông, chưa có hệ thống chiếu sáng, thoát nước, chưa có vỉa hè, phù hợp quy hoạch.

Phường Hải Thành vốn là vùng đất bồi ven sông Lạch Tray. Từ năm 1977, thành phố tổ chức đưa dân các xã của huyện An Thụy ra khai hoang, làm kinh tế mới. Năm 1983, thành lập 2 xã Hải Thành và Tân Thành huyện Kiến Thụy (nay là phường Hải Thành, quận Dương Kinh). Hiện nay, đường trục chính nối 2 phường Hải Thành và Tân Thành đã được đặt là Hải Thành.

Đặt tên phố Hải Thành 3 vì đây là tên gọi đã có từ lâu, đi vào tiềm thức nhân dân; dễ nhớ, dễ tìm, phù hợp với nguyện vọng của chính quyền và nhân dân; bảo đảm tiêu chí tại Khoản 1, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ.

8. Phố Hải Thành 4 (phường Hải Thành)

Điểm đầu: Số nhà 775 đường Phạm Văn Đồng, điểm cuối: Mương chống mặn. Phố dài 380m, rộng 6m. Dân cư đông, chưa có hệ thống chiếu sáng, thoát nước, chưa có vỉa hè, phù hợp quy hoạch.

Phường Hải Thành vốn là vùng đất bồi ven sông Lạch Tray. Từ năm 1977, thành phố tổ chức đưa dân các xã của huyện An Thụy ra khai hoang, làm kinh tế mới. Năm 1983, thành lập 2 xã Hải Thành và Tân Thành huyện Kiến Thụy (nay là phường Hải Thành, quận Dương Kinh). Hiện nay, đường trục chính nối 2 phường Hải Thành và Tân Thành đã được đặt là Hải Thành.

Đặt tên phố Hải Thành 4 vì đây là tên gọi đã có từ lâu, đi vào tiềm thức nhân dân; dễ nhớ, dễ tìm, phù hợp với nguyện vọng của chính quyền và nhân dân; bảo đảm tiêu chí tại Khoản 1, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ.

9. Phố Hải Thành 5 (phường Hải Thành)

Điểm đầu: Số nhà 823 đường Phạm Văn Đồng, điểm cuối: Mương chống mặn. Phố dài 390m, rộng 6m, vỉa hè mỗi bên 1m. Dân cư đông, chưa có hệ thống chiếu sáng, thoát nước, phù hợp quy hoạch.

Phường Hải Thành vốn là vùng đất bồi ven sông Lạch Tray. Từ năm 1977, thành phố tổ chức đưa dân các xã của huyện An Thụy ra khai hoang, làm kinh tế mới. Năm 1983, thành lập 2 xã Hải Thành và Tân Thành huyện Kiến Thụy (nay là phường Hải Thành, quận Dương Kinh). Hiện nay, đường trục chính nối 2 phường Hải Thành và Tân Thành đã được đặt là Hải Thành.

Đặt tên phố Hải Thành 5 vì đây là tên gọi đã có từ lâu, đi vào tiềm thức nhân dân; dễ nhớ, dễ tìm, phù hợp với nguyện vọng của chính quyền và nhân dân; đảm bảo tiêu chí tại Khoản 1, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ.

10. Phố Hải Thành 6 (phường Hải Thành)

Điểm đầu: Số nhà 859 đường Phạm Văn Đồng, điểm cuối: Mương chống mặn. Phố dài 390m, rộng 6m, vỉa hè mỗi bên 1m. Dân cư đông, chưa có hệ thống chiếu sáng, thoát nước, phù hợp quy hoạch.

Phường Hải Thành vốn là vùng đất bồi ven sông Lạch Tray. Từ năm 1977, thành phố tổ chức đưa dân các xã của huyện An Thụy ra khai hoang, làm kinh tế mới. Năm 1983, thành lập 2 xã Hải Thành và Tân Thành huyện Kiến Thụy (nay là phường Hải Thành, quận Dương Kinh). Hiện nay, đường trục chính nối 2 phường Hải Thành và Tân Thành đã được đặt là Hải Thành.

Đặt tên phố Hải Thành 6 vì đây là tên gọi đã có từ lâu, đi vào tiềm thức nhân dân; dễ nhớ, dễ tìm, phù hợp với nguyện vọng của chính quyền và nhân dân; bảo đảm đảm tiêu chí tại Khoản 1, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ.

11. Phố Hải Thành 7 (phường Hải Thành)

Điểm đầu: Số nhà 879 đường Phạm Văn Đồng, điểm cuối: Tiếp giáp mương chống mặn. Phố dài 410m, rộng 6m, vỉa hè mỗi bên 1m; dân cư đông, có hệ thống chiếu sáng, thoát nước; phù hợp quy hoạch.

Phường Hải Thành vốn là vùng đất bồi ven sông Lạch Tray. Từ năm 1977, thành phố tổ chức đưa dân các xã của huyện An Thụy ra khai hoang, làm kinh tế mới. Năm 1983, thành lập 2 xã Hải Thành và Tân Thành huyện Kiến Thụy (nay là phường Hải Thành, quận Dương Kinh). Hiện nay, đường trục chính nối 2 phường Hải Thành và Tân Thành đã được đặt là Hải Thành.

Đặt tên phố Hải Thành 7 vì đây là tên gọi đã có từ lâu, đi vào tiềm thức nhân dân; dễ nhớ, dễ tìm, phù hợp với nguyện vọng của chính quyền và nhân dân; bảo đảm tiêu chí tại Khoản 1, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ.

12. Phố Hải Thành 8 (phường Hải Thành)

Điểm đầu: Số nhà 1 Tổ dân phố 2A, điểm cuối: Số nhà 128 phố Vũ Hộ. Phố dài 650m, rộng 6m; dân cư đông, chưa có hệ thống chiếu sáng, thoát nước; chưa có vỉa hè; phù hợp quy hoạch.

Phường Hải Thành vốn là vùng đất bồi ven sông Lạch Tray. Từ năm 1977, thành phố tổ chức đưa dân các xã của huyện An Thụy ra khai hoang, làm kinh tế mới. Năm 1983, thành lập 2 xã Hải Thành và Tân Thành huyện Kiến Thụy (nay là phường Hải Thành, quận Dương Kinh). Hiện nay, đường trục chính nối 2 phường Hải Thành và Tân Thành đã được đặt là Hải Thành.

Đặt tên phố Hải Thành 8 vì đây là tên gọi đã có từ lâu, đi vào tiềm thức nhân dân; dễ nhớ, dễ tìm, phù hợp với nguyện vọng của chính quyền và nhân dân; bảo đảm tiêu chí tại Khoản 1, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ.

13. Phố Hải Thành 9 (phường Hải Thành)

Điểm đầu: Ngã 3 Tổ dân phố 2A, điểm cuối: Số nhà 115 phố Vũ Hộ. Dài 650m, rộng 6m. Dân cư đông, chưa có hệ thống chiếu sáng, thoát nước, chưa có vỉa hè; phù hợp quy hoạch.

Phường Hải Thành vốn là vùng đất bồi ven sông Lạch Tray. Từ năm 1977, thành phố tổ chức đưa dân các xã của huyện An Thụy ra khai hoang, làm kinh tế mới. Năm 1983, thành lập 2 xã Hải Thành và Tân Thành huyện Kiến Thụy (nay là phường Hải Thành, quận Dương Kinh). Hiện nay, đường trục chính nối 2 phường Hải Thành và Tân Thành đã được đặt là Hải Thành.

Đặt tên phố Hải Thành 9 vì đây là tên gọi đã có từ lâu, đi vào tiềm thức nhân dân; dễ nhớ, dễ tìm, phù hợp với nguyện vọng của chính quyền và nhân dân; bảo đảm tiêu chí tại Khoản 1, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ.

14. Phố An Lập (phường Hòa Nghĩa)

Điểm đầu: Số nhà 1184 đường Phạm Văn Đồng, điểm cuối: Cánh đồng Bò vàng. Phố dài 900m, rộng 5m. Dân cư thưa thớt; chưa có hệ thống chiếu sáng, chưa có thoát nước, có vỉa hè, phù hợp với quy hoạch.

An Lập là tên gọi trước đây của Tổ dân phố số 12 phường Hòa Nghĩa.

Đặt tên phố An Lập vì đây là tên gọi đã có từ lâu, đi vào tiềm thức nhân dân; dễ nhớ, dễ tìm, phù hợp với nguyện vọng của chính quyền và nhân dân địa phương; bảo đảm tiêu chí tại Khoản 1, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ.

* HUYỆN AN LÃO (3 tuyến)

1. Phố Phan Hiền (thị trấn An Lão)

Điểm đầu: Số nhà 33 Ngô Quyền, điểm cuối: Tiếp giáp phố Nguyễn Kim. Phố dài 500m, rộng 5m, không có vỉa hè, không có hệ thống thoát nước, không điện chiếu sáng, mặt đường nhựa, dân cư đông đúc, phù hợp với quy hoạch.

Phan Hiền (1922-2004) tên khai sinh là Nguyễn Văn Hán, quê xã Quang Hưng, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng. Năm 1945, ông tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện An Lão và làm chủ tịch UBND cách mạng lâm thời huyện An Lão. Tư năm 1951-1955, ông được làm Trưởng ty thông tin, Phó ban Tuyên huấn Thành ủy Hải Phòng. Sau giải phóng thủ đô, ông làm Ban Tuyên huấn Trung ương, Thứ trưởng Bộ Thông tin kiêm Bí thư Đảng đoàn Bộ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin. Ông được Nhà nước trao tặng: Huân chương Độc lập hạng Nhì, Huân chương Kháng chiến hạng Nhì, Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng Nhất, Huy hiệu 50 tuổi Đảng.

Việc đặt tên ông cho tuyến phố, thể hiện sự tri ân những đóng góp của ông đối với công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước; dễ nhớ, dễ tìm; bảo đảm tiêu chí tại Khoản 5, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 Chính phủ.

2. Phố Nguyễn Kim (thị trấn An Lão)

Điểm đầu: Tiếp giáp 143 phố Ngô Quyền, điểm cuối: Tiếp giáp với phố Phan Hiền. Phố dài 700m, rộng 4m, không có vỉa hè, chưa có điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước, phù hợp quy hoạch.

Nguyễn Kim sinh ra và lớn lên tại làng Thạch Lựu, tổng Đại Phương Lang, huyện An Lão, phủ Kinh Môn (nay là thôn Thạch Lựu, xã An Thái, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng). Tổ quán vốn ở Nghệ An. Ông đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ vào năm 1502, niên hiệu Cảnh Thống thứ 5 đời vua Lê Hiển Tông, làm quan tới chức Hiến Sát Sứ. Ông có hai người con cùng đỗ tiến sĩ khoa thi năm Giáp Tuất (1514) niên hiệu Hồng Thuận thứ 6 đời vua Lê Tương Dực.

Việc đặt tên ông cho tuyến phố, thể hiện tình cảm của nhân dân Hải Phòng đối với truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần hiếu học cũng như những đóng góp của ông đối với lịch sử dân tộc; dễ nhớ, dễ tìm; bảo đảm tiêu chí tại Khoản 5, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 Chính phủ.

3. Phố Hoàng Xá (thị trấn An Lão)

Điểm đầu: Số nhà 165 phố Ngô Quyền, điểm cuối: Tiếp giáp với phố Nguyễn Kim. Phố dài 500m, rộng 5,0m, không có vỉa hè.

Phố chạy qua đình Hoàng Xá, dân cư đông đúc, có nhiều ngách nhỏ, có hệ thống thoát nước, chưa có hệ thống điện chiếu sáng, chưa có hệ thống thoát nước, phù hợp với quy hoạch. Đình Hoàng Xá, thị trấn An Lão, huyện An Lão, được UBND thành phố xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa tại Quyết định số 2180/ QĐ-UBND ngày 13/10/2014.

Đặt tên phố là phố Hoàng Xá vì phố chạy qua di tích đình Hoàng Xá, đây là di tích có giá trị văn hóa lịch sử lâu đời; dễ nhớ, dễ tìm, phù hợp với nguyện vọng của chính quyền và nhân dân; bảo đảm tiêu chí tại Khoản 3, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ.

* HUYỆN CÁT HẢI (3 tuyến phố)

1. Phố Cát Bà (thị trấn Cát Bà)

Điểm đầu: Ngã 3 trung tâm thị trấn Cát Bà (tiếp giáp phố Hà Sen và phố Cái Bèo). Điểm cuối: Chân dốc Khu du lịch Cát Cò 1. Phố dài: 2.600m, rộng 18m, vỉa hè rộng 2,5m; có dải phân cách cứng, có hệ thống điện chiếu sáng, một bên là biển, một bên nhiều cửa hàng, cửa hiệu và cơ sở lưu trú, phù hợp với quy hoạch.

Đặt tên phố là phố Cát Bà vì đây là tuyến phố trung tâm khu du lịch thương mại của đảo Cát Bà, có chợ Cát Bà và khu đô thị du lịch sầm uất, là phố đẹp nhất của huyện Cát Hải, được xây dựng trên nền của phố Cát Bà xưa. Nơi đây còn có dấu tích ngôi đền thờ “các bà” trấn giữ; các bà vừa bảo vệ đảo vừa tăng gia lao động sản xuất, tích trữ lương thảo giúp nghĩa quân của các ông đánh đuổi giặc ngoại xâm. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Cát Bà cũng xuất hiện nhiều nữ tướng kiên cường tham gia chống giặc ngoại xâm, giữ vững vùng biển đảo Đông Bắc của tổ quốc, nên có tên gọi đảo Các Bà, sau này gọi chệch đi thành Cát Bà ngày nay.

Quần đảo Cát Bà được Thủ tướng Chính phủ quyết định là Di tích-Danh thắng quốc gia đặt biệt tại Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 9/12/2013.

Đặt tên phố Cát Bà vì tuyến phố chính thuộc di tích quốc gia đặc biệt quần đảo Cát Bà, là niềm tự hào của nhân dân và chính quyền thành phố Hải Phòng nói chung, huyện Cát Hải nói riêng; dễ nhớ, dễ tìm; bảo đảm tiêu chí tại Khoản 3, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ.

2. Phố Hoa Phong (thị trấn Cát Bà)

Điểm đầu: Ngã 3 giao cắt phố Núi Ngọc (khách sạn Sun&Sea). Điểm cuối: Ngã 3 giao cắt phố Núi Ngọc (nhà công vụ UBND huyện). Phố dài 150m, rộng 8m, vỉa hè mỗi bên 2,5m, có hệ thống điện chiếu sáng, dân cư đông đúc, có một số cửa hàng, cửa hiệu, phù hợp với quy hoạch.

Đặt tên phố là Hoa Phong vì trước đây từng là tên gọi của huyện Cát Hải.

Đặt tên phố Hoa Phong để ghi nhớ địa danh huyện Cát Hải xưa; phù hợp với nguyện vọng của chính quyền và nhân dân địa phương; dễ nhớ, dễ tìm; bảo đảm tiêu chí tại Khoản 1, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ.

3. Phố Đoàn Đức Thái (thị trấn Cát Bà)

Điểm đầu: Tiếp giáp phố Cái Bèo. Điểm cuối: Tiếp giáp phố Núi Ngọc. Phố dài: 200m, rộng 6m; không có vỉa hè; có hệ thống điện chiếu sáng, phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị của huyện.

Đoàn Đức Thái (1944-1974), quê xã Hòa Quang (nay là thị trấn Cát Hải), huyện Cát Hải, Hải Phòng. Năm 1967, ông gia nhập lực lượng Thanh niên xung phong chống Mỹ, cứu nước, năm 1972 ông vào chiến trường B2, phiên chế vào đơn vị cối 82.

Đoàn Đức Thái đã cùng đồng đội chiến đấu nhiều trận, lập nhiều chiến công và anh dũng hy sinh trong trận đánh Chi khu quân sự Bù Đăng (tỉnh Bình Phước) ngày 14/12/1974. Trong trận đánh này, ông được giao nhiệm vụ đặt bộc phá, mở đường cho bộ đội ta tiến công đánh tan đồn địch. Do địa hình dốc, nên việc đặt bộc phá không thành công. Để không làm lộ vị trí và lực lượng, bảo đảm việc mở đường cho bộ đội ta tiêu diệt địch, Đoàn Đức Thái đã đè chặt bộc phá và giật nụ xòe điểm hỏa, mở hàng rào cho quân ta tiêu diệt, bắt sống bộ chỉ huy địch. Chi khu quân sự Bù Đăng của địch bị thất thủ đã mở rộng vùng giải phóng dọc quốc lộ 13, tạo bàn đạp quan trọng trong chiến dịch Hồ Chí Minh tiến về giải phóng Sài Gòn nhưng Đoàn Đức Thái đã ra đi mãi mãi.

Tấm gương hy sinh anh dũng của liệt sĩ Đoàn Đức Thái đã được Đảng và Nhà nước ghi công; được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào ngày 12/1/1976.

Đặt tên Đoàn Đức Thái cho tuyến phố này nhằm tôn vinh, tri ân những công lao, đóng góp của ông trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược, xây dựng và bảo vệ đất nước; dễ nhớ, dễ tìm; bảo đảm tiêu chí tại Khoản 5, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ.

III. CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (1 công trình)

1. Vườn hoa Nguyễn Trãi (phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền)

Vườn hoa có diện tích 20.950m²; nằm trên diện tích của Sân vận động Máy Tơ, phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền trước đây. Có các tuyến phố Nguyễn Trãi, Lê Lai, Máy Tơ bao quanh; có hệ thống chiếu sáng, thoát nước; phù hợp quy hoạch.

Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương) sau rời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Nội). Cha là Nguyễn Phi Khanh, mẹ là Trần Thị Thái, ông ngoại là quan tư đồ Trần Nguyên Đán. Ông ngoại và cha đều là người có lòng yêu nước thương dân. Nguyễn Trãi đã được thừa hưởng tấm lòng vì dân, vì nước ấy.

Lên sáu tuổi mất mẹ, lên mười tuổi, ông ngoại qua đời; Nguyễn Trãi về ở Nhị Khê nơi cha dạy học. Năm 1400, ông đỗ Thái học sinh, làm quan cho nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh sang cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị bắt đem về Trung Quốc cùng với cha con Hồ Quý Ly và các triều thần khác. Nguyễn Trãi và em trai đi theo chăm sóc cha, khi quay trở lại thì bị giặc Minh bắt giữ ở Đông Quan. Trốn thoát khỏi tay giặc, ông náu mình trong nhân dân, tìm đường theo Lê Lợi, dâng Bình Ngô sách, tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Ông là vị quân sư xuất sắc giúp Lê Lợi các chiến lược, chiến thuật trong kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Năm 1428, ông bị nghi oan và bị bắt giam, sau đó, ông được tha nhưng không được tin dùng nên ông xin về Côn Sơn (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương) để ở ẩn. Khi Lê Thái Tông lên ngôi đã vời ông ra làm việc nước. Ngày 1/9/1442, sau khi vua Lê Thái Tông đi duyệt võ, vào Côn Sơn thăm Nguyễn Trãi, sau đó về đến Trại Vải (Lệ Chi Viên, Bắc Ninh) thì mất đột ngột, khi đó có Nguyễn Thị Lộ, người thiếp của Nguyễn Trãi theo hầu bên cạnh. Nhân cơ hội này, bọn lộng thần vu cho ông tội mưu giết vua, khiến ông nhận án tru di tam tộc. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông đã giải oan cho Nguyễn Trãi.

Nguyễn Trãi là nhà chính trị, nhà quân sự, nhà ngoại giao, nhà văn hóa lớn. Năm 1980, ông được tổ chức UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới.

Việc đặt tên ông cho vườn hoa, thể hiện tình cảm của nhân dân thành phố Hải Phòng ghi nhớ, tri ân những đóng góp của ông đối với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, tấm lòng vì nước, vì dân; dễ nhớ, dễ tìm; bảo đảm tiêu chí tại Khoản 5, Điều 10 Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 Chính phủ.

Nguồn tin: Báo Hải Phòng

Tin khác

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More