Tham dự tại điểm cầu Hải Phòng, có Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Thọ; cùng lãnh đạo một số Sở, ban, ngành, địa phương và đại diện một số chủ thể OCOP, du lịch tiêu biểu trên địa bàn thành phố.
Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP là chương trình phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội lực, thúc đẩy nâng cao giá trị sản phẩm, thu nhập của người dân với mục tiêu cuối cùng là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân khu vực nông thôn.
Sau hơn 4 năm triển khai, chương trình OCOP đã có sự lan toản mạnh mẽ, được tất cả các địa phương chủ động triển khai phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng NTM. Tính đến hết tháng 8 năm nay, 63/63 tỉnh/thành cả nước đã tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm. Theo đó, cả nước đã có 8.478 sản phẩm OCOP của 4.351 chủ thể đạt 3 sao trở lên. Đặc biệt, thông qua chương trình nhiều địa phương đã chủ động phát triển nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn, điểm du lịch. Hiện, cả nước đã có 65 sản phẩm OCOP được công nhận thuộc nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch.
Tại Hội nghị, Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương Ngô Trường Sơn đã công bố 2 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ gồm: Quyết định số 919/QĐ-TTg, ngày 1/8/2022, về phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025 và Quyết định 922/QĐ-TTg, ngày 2/8/2022, về phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025.
Đối với chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTM, Bộ NN&PTNT xác định rõ 5 nhóm nội dung trọng tâm cần triển khai hiệu quả, gồm: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy, kiến thức, hành động cho cấp uỷ, chính quyền, cán bộ, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và người dân, cộng đồng, khách du lịch về phát triển du lịch nông thôn bền vững; hoàn thiện cơ chế, chính sách, văn bản hướng dẫn triển khai chương trình; đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý du lịch, kiến thức thị trường, kỹ năng về hoạt động du lịch…, cho người lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch nông thôn; tập trung xây dựng các điểm đến, sản phẩm du lịch nông thôn, hình thành các tour, tuyến du lịch nông thôn gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá, bảo vệ môi trường; tổ chức các sự kiện, lễ hội, diễn đàn giới thiệu, kết nối cung-cầu du lịch nông nghiệp, nông thôn…
Cũng nhân dịp này, Hội nghị đã công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về công nhận sản phẩm OCOP quốc gia năm 2020.
Năm 2022, Hải Phòng có 63 sản phẩm của 25 tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm CCOP, trong đó: 02 sản phẩm đồ uống, 46 sản phẩm thực phẩm và 15 sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Các sản phẩm OCOP đã được đưa vào hệ thống mạng lưới phân phối hàng hóa tại 154 chợ, 24 siêu thị, 10 Trung tâm Thương mại, trên 124 cửa hàng tự chọn, cửa hàng tiện ích và các điểm du lịch trên địa bàn thành phố…
Để gắn việc phát triển chương trình OCOP với Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, thời gian tới Hải Phòng tập trung ứng dụng KHCN trong sản xuất và xây dựng thương hiệu; phát triển quảng bá thương hiệu sản phẩm OCOP trên thị trường; vận động khuyến khích các hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm tham gia Chương trình OCOP liên kết thành lập doanh nghiệp, HTX, Tổ hợp tác; xây dựng các điểm bán, giới thiệu sản phẩm tại các địa bàn quận, huyện, các điểm du lịch của thành phố; nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư về du lịch và chương trình OCOP…
Minh Hảo
Cơ quan khí tượng dự báo không khí lạnh mạnh sắp tăng cường sẽ gây…
Các trường THCS vẫn có thể đánh giá trực tiếp học sinh khi xét tuyển…
Năm 2024, trong bối cảnh kinh tế xã hội có nhiều khó khăn chung, nhưng…
Cơ quan chức năng đã tạm giữ đối tượng hành hung cảnh sát giao thông…
Thông tin về giao dịch thương mại điện tử sẽ bị thu thuế 10% lan…
Chiều 9/1, Ban Tuyên giáo Thành ủy phối hợp với Sở Thông tin và Truyền…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More