Đau đầu với hàng giả mạo xuất xứ Việt Nam

Hàng Việt đang phải đối mặt với tình trạng hàng hóa nước ngoài giả mạo xuất xứ Việt Nam. Công cuộc ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, gian lận nguồn gốc xuất xứ, đòi hỏi sự vào cuộc tích cực của lực lượng chức năng. Tuy nhiên, để có thể triệt được tận gốc tình trạng này, đòi hỏi phải sửa đổi các quy định pháp luật sao cho phù hợp thực tế.

Đó là ý kiến của các đại biểu tại diễn đàn “Thực trạng hàng giả, hàng nhái tại Việt Nam: Thách thức và giải pháp”, do Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) tổ chức sáng 26/11.

Quang cảnh diễn đàn sáng 26/11.

Hiện nay, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng có mặt ở rất nhiều phân khúc của thị trường, từ các quầy hàng tạp hóa trên các phiên chợ vùng sâu, vùng xa đến hè phố các đô thị, thậm chí len lỏi, trà trộn vào cả những siêu thị, trung tâm thương mại cao cấp ở những đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng…

Theo số liệu từ Ban chỉ đạo 389 quốc gia, trong 10 tháng qua, trên cả nước có gần 80.000 vụ việc vi phạm về vấn đề hàng gian, hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ được ngành chức năng phát hiện, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2018 với tổng số tiền bị phạt và tịch thu hàng hóa trị giá hơn 1.500 tỷ đồng.

Riêng lực lượng Quản lý thị trường, từ đầu năm 2019 đã phát hiện và xử lý trên 130.000 vụ vi phạm, nộp ngân sách gần 600 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ rằng, tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn cả nước vẫn còn tiềm ẩn diễn biến phức tạp. Các đối tượng hoạt động ngày càng tinh vi, có tổ chức và rất manh động.

Đặc biệt, nổi lên tình trạng sản xuất, kinh doanh trái phép hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả mạo xuất xứ, nhãn mác “Made in Vietnam” để gian lận thương mại, gây thất thu ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp và gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Theo Thượng tá Đỗ Đức Tạo – Phó trưởng Phòng 11, Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an), hiện có nhiều bất cập trong việc xử lý hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ.

Cụ thể, Điều 226 Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 có quy định chi tiết về “quy mô thương mại”, “gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý” nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thế nào là “quy mô thương mại” và “tiêu chí, cách thức đánh giá, xác định mức thiệt hại gây ra cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý”.

Quản lý thị trường kiểm tra thu giữ hàng giả.

Điều 12, Nghị định 99/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp cũng quy định về đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý, mức xử phạt cao nhất cho hành vi này là phạt tiền không quá 250 triệu đồng đối với giá trị hàng hóa vi phạm trên 300 triệu đồng (mà không quy định mức trị giá hàng hóa tối đa để xử lý hình sự, nên dù trị giá hàng hóa vi phạm có thể lên đến hàng tỷ đồng hoặc nhiều hơn cơ quan chức năng vẫn có thể xử lý hành chính).

“Thực tế này dẫn đến một vi phạm vừa có thể xử lý bằng biện pháp hình sự vừa có thể xử lý bằng biện pháp hành chính. Thông thường, các cơ quan thực thi pháp luật thường chọn hình thức xử lý hành chính vì thủ tục và quy trình xử lý đơn giản hơn rất nhiều đối với thủ tục để xử lý vụ việc bằng biện pháp hình sự. Điều này gây tác động xấu đến ý thức tuân thủ pháp luật của chủ thể vi phạm pháp luật và các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm” – ông Đỗ Đức Tạo cho hay.

Nhằm khắc phục những bất cập này, các đại biểu kiến nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao ban hành Nghị quyết hướng dẫn áp dụng pháp luật trong điều tra, truy tố, xét xử các điều khoản liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ quy định trong Bộ luật Hình sự như: Hướng dẫn cụ thể hành vi vi phạm thế nào thì được coi là “quy mô thương mại” tại điều 225 và 226 BLHS; hướng dẫn xử lý hình sự hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226 BLHS) theo hướng cơ quan điều tra được ra quyết định khởi tố vụ án khi không có yêu cầu của bị hại.

Hiện nay, Tòa án Nhân dân Tối cao đang phối hợp với Bộ Tư pháp xây dựng dự thảo Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao để hướng dẫn một số nội dung của BLHS năm 2015 sửa đổi năm 2017 liên quan đến Điều 225 và 226.

Tin khác

Triển lãm “Vang mãi khúc quân hành” diễn ra đến hết ngày 27/12/2024

Từ ngày 20/12 đến hết ngày 27/12/2024, tại Nhà trưng bày Triển lãm-Trung tâm Thông…

22/12/2024

Lễ công bố thương hiệu Ngôi Sao Hà Nội tại Hải Phòng

Sáng 22/12, tại trường Liên cấp Alpha, quận Dương Kinh, Tập đoàn Giáo dục EQuest…

22/12/2024

Cơ bản hoàn thành đề án tinh gọn bộ máy trình Bộ Chính trị

Đến nay, Bộ Nội vụ cơ bản hoàn thành toàn bộ các báo cáo, đề…

21/12/2024

Bí thư Thành ủy thăm và chúc mừng Tòa Giám mục Hải Phòng nhân dịp Lễ Thiên Chúa giáng sinh năm 2024

Chiều 20/12, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…

20/12/2024

Thiệt hại 1,5ha rừng do cháy rừng tại núi Mã Chàng, xã Lưu Kiếm (huyện Thủy Nguyên)

Sáng 20/12, thông tin từ Công an huyện Thủy Nguyên, trên địa bàn huyện vừa…

20/12/2024

Tổng kết và trao giải Báo chí “Vì một Hải Phòng phát triển” năm 2024

Chiều 20/12, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị Tổng kết và…

20/12/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More