Nguyên nhân dẫn tới hệ quả này là lực lượng lao động chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, do gánh nặng của chi phí cũng như thời gian, người lao động ít có cơ hội để theo học một lớp đào tạo nghề bài bản mà luôn có xu hướng tìm cho mình một công việc mang lại thu nhập ngay như phụ hồ, xe ôm, giúp việc gia đình… Do vậy, trong thời kỳ hiện đại hóa sản xuất, cơ hội việc làm của lao động nông thôn là rất thấp kéo theo thị trường lao động cho các doanh nghiệp tuyển dụng cũng bị thu hẹp lại.
Ngoài ra, nhu cầu về xuất khẩu lao động hiện nay là rất lớn, nhưng tiêu chí đầu tiên vẫn là người lao động phải được đào tạo chính quy theo bậc học được công nhận của hệ thống giáo dục quốc dân, buộc người lao động muốn tham gia vào thị trường này phải đầu tư một khoản kinh phí nhất định cho học nghề trong khi không phải người lao động nào cũng có thể lo được khoản chi phí này. Do vậy, người lao động khó nắm bắt được cơ hội việc làm và doanh nghiệp cũng không có cơ hội tuyển dụng lao động.
Sự ra đời của Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn thành phố Hải Phòng đã kịp thời giải quyết hai vấn đề này. Thứ nhất, người học được hỗ trợ đào tạo, được cấp chứng chỉ sơ cấp sau khi hoàn thành khóa đào tạo. Thứ hai, với tính chất linh động của Đề án là địa điểm đào tạo được thực hiện linh hoạt tại cơ sở đào tạo hoặc doanh nghiệp, nơi sản xuất và đảm bảo các điều kiện về mặt bằng, phương tiện, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu đào tạo,… theo yêu cầu của từng mô-đun, chương trình đào tạo tạo ra tính hấp dẫn, thu hút người lao động theo học đào tạo nghề nghiệp ngay tại địa phương mà không cần phải học tập trung tại các cơ sở đào tạo.
Một ý nghĩa hết sức nhân văn của Đề án đó là mang lại cơ hội học tập cho những người trong độ tuổi lao động đến 60 với nam và 55 với nữ và một số đối tượng yếu thế như người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm ngoài được hỗ trợ đào tạo còn được hỗ trợ tiền ăn theo ngày thực học, thể hiện quan điểm nhân văn của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề. Nếu không có những chính sách trên thì chắc chắn hiệu quả của Đề án mang lại không đạt như mục tiêu mong muốn.
Đối với doanh nghiệp hiệu quả lớn nhất, thiết thực nhất Đề án mang lại là mô hình liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo. Đây có thể coi là một mô hình hết sức sáng tạo, thuận lợi cho cả doanh nghiệp, cơ sở đào tạo và người lao động.
Một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn nông thôn, mô hình sản xuất còn sử dụng trang thiết bị máy móc chưa thực sự hiện đại, đồng bộ nên sản xuất còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người, việc phải đầu tư chi phí cho đào tạo lao động là không thể thiếu nhưng khi tiếp cận được Đề án thì vấn đề này của doanh nghiệp cơ bản đã được giải quyết, tiết kiệm được chi phí và thời gian đào tạo lao động, năng suất chất lượng sản xuất cũng được nâng cao.
Với sự tham gia của các cán bộ kỹ thuật tại doanh nghiệp, nội dung chương trình giảng dạy của cơ sở đào tạo được biên soạn, chỉnh sửa phù hợp với yêu cầu làm việc. Học viên được học các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp theo một chương trình, giáo trình phù hợp dây chuyền, công nghệ sản xuất thực tế của doanh nghiệp, dễ dàng ứng dụng kiến thức, kỹ năng trên những sản phẩm quen thuộc của doanh nghiệp nên kết quả, hiệu quả mang lại là rất cao.
Bên cạnh những giá trị to lớn mà Đề án mang lại cho người lao động và doanh nghiệp, còn một số mặt còn hạn chế khi thực hiện Đề án:
Thứ nhất, về chương trình, giáo trình đào tạo cần có sự rà soát, cải tiến của các mô-đun đào tạo đảm bảo theo kịp tốc độ cũng như yêu cầu ngày càng cao của công nghệ sản xuất hàng năm. Về vấn đề này, tại Hội thảo do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức tháng 6 năm 2020 tại Hà Nội đã lấy ý kiến tham gia của các chuyên gia, doanh nghiệp về quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ sơ cấp theo nhu cầu thị trường lao động.
Thứ hai, Đề án cũng chưa đưa ra được giải pháp cụ thể cho việc thu hút doanh nghiệp tham gia giải quyết việc làm sau đào tạo cho người lao động mà hiện chỉ dừng lại ở việc các cơ sở đào tạo cố gắng liên kết với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động nhằm ký kết hợp đồng tiếp nhận lao động sau khi kết thúc khóa đào tạo cho các học viên. Việc này cũng vô hình tạo ra sự bấp bênh cho cả doanh nghiệp và người lao động, bởi lẽ không phải học viên nào sau đào tạo cũng nắm chắc được lý thuyết cũng như kỹ năng thực hành, đặc biệt là với đối tượng học viên là người khuyết tật, người trên 40 tuổi; những đối tượng này khi tham gia sản xuất thường chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc dẫn tới năng suất không đạt thu nhập, dễ gây chán nản, bỏ việc.
Năm qua là một năm vô cùng khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, tỷ lệ các cơ sở bị ngừng sản xuất là rất cao; một số doanh nghiệp có đủ tiềm lực để duy trì thì phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động và chính thời điểm này giá trị mà Đề án mang lại được thể hiện rõ nhất đó là lao động đã qua đào tạo sẽ là lựa chọn hàng đầu được giữ lại để tiếp tục sản xuất của doanh nghiệp.
V.H.N
Hồi 23h31' ngày 23/11/2024, Trung tâm 114 Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH nhận được…
Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…
Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…
Sáng 22/11, UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết…
Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…
Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More