Cố nghệ sĩ Đào Trọng Khánh (SN 1940 tại Kiến Thụy, Hải Phòng) là một trong những đạo diễn, nhà sản xuất hàng đầu của phim tài liệu Việt Nam.
Năm 1965, ông bắt đầu làm phim tài liệu.
Tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8 (1985), ông nhận hai giải Bông sen vàng cho hai phim tài liệu: 1/50 giây cuộc đời và Việt Nam-Hồ Chí Minh…
Với những đóng góp cho điện ảnh Việt Nam, ông được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 2000.
Năm 2007, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước.
Năm 2015, ông nhận giải thưởng Cánh diều Vàng cho phim tài liệu “Giọt nước giữa đại dương“.
Ngoài ra, ông còn được biết đến là một nhà thơ với bút danh Đào Nguyễn.
Dấu ấn của cố nghệ sĩ được thể hiện qua truyện ký “Đất và người“.
Cuốn sách chia thành hai phần: Phần một là tập hợp các bài viết của ông về những giá trị nhân văn cao cả của Cách mạng Việt Nam, về Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp… và giá trị của thời khắc lịch sử ngày 30.4.1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Phần hai là những bài viết về bạn bè, nghệ sĩ đồng nghiệp như Võ An Ninh, Nguyễn Tư Nghiêm, Hồng Sến, Lưu Quang Vũ, Thi Hoàng, Thanh Tùng…
Cố nghệ sĩ từng chia sẻ về chặng đường làm nghệ thuật, hầu hết các phim ông thường làm một mình, nên phim rất lạ.
Riêng với cuốn sách đầu tiên trong cuộc đời, ông nhận định, có lòng trắc ẩn mới ra con người.
Cố nghệ sĩ Đào Trọng Khánh như “tượng đài” trong dòng phim tư liệu của điện ảnh Việt Nam. Ông có cái nhìn cụ thể với một người đạo diễn phim tài liệu.
“Tôi làm phim dựa trên cuộc đời và hành xử của các cụ, nhưng như người viết chân dung, hồi ký lãnh tụ, đằng sau nhân vật lịch sử chính là tác giả. Làm phim chân dung, loanh quanh thế nào rồi cũng để trình bày suy nghĩ, tư tưởng và cảm xúc của mình.
Đằng sau những nhân vật lớn đó, thấy thấp thoáng một tâm hồn tác giả. Người nào không cho thấy điều đó trong tác phẩm của mình thì tác phẩm đó không có cái đặc biệt và trở thành khô khan, ghi chép.
Ngay cả khi viết hồi ký về một nhân vật phản diện mà ta không yêu thích thì cũng vẫn phải thấy toát lên từ đó điều mà tác giả muốn nói, tư tưởng của chính mình“, cố nghệ sĩ từng chia sẻ.
Dù làm phim hay viết sách, cố nghệ sĩ Đào Trọng Khánh luôn giữ quan niệm, phía sau một tác phẩm chính là tác giả. Vì thế mà các tác phẩm của ông luôn sâu sắc.
Dù ra đi nhưng những dấu ấn của cố nghệ sĩ vẫn in sâu trong tâm trí người mến mộ.
Như ông từng nói “Hạnh phúc lớn nhất là sự bình an“, có lẽ ông đã bình được “bình an” trong cuộc đời ở một thế giới khác.
Anh Trang
Liên đoàn Lao động TP Hải Phòng cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị…
Sáng 10/1, đồng chí Lê Tiến Châu, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…
Thực hiện chỉ đạo của Cục Cảnh sát QLHC về TTXH (Bộ Công an), hướng…
Cơ quan khí tượng dự báo không khí lạnh mạnh sắp tăng cường sẽ gây…
Các trường THCS vẫn có thể đánh giá trực tiếp học sinh khi xét tuyển…
Sáng 10/1, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hoàng Minh Cường tiếp Đoàn đại biểu…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More