Print Thứ Năm, 09/01/2020 19:30 Gốc

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong 10 năm đầu sau Hiệp định Geneva, miền Bắc tiếp tục hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, bước đầu xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật của CNXH.

Chuyển hàng ra tiền tuyến qua ‘cầu khỉ’ trên tuyến đường Trường Sơn (đoạn qua tỉnh Quảng Bình) trong những ngày mới mở đường. (Ảnh: Hữu Ngôi/TTXVN)
Thực hiện kế hoạch 3 năm lần thứ nhất (1955-1957) và 3 năm lần thứ hai (1958-1960) đã làm diện mạo miền Bắc thay đổi với sự phục hồi, phát triển của nhiều thành phần kinh tế, đời sống nhân dân dần được nâng cao, trong đó thành phần kinh tế toàn dân và tập thể đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế quốc dân. Trong ảnh: Cửa hàng mậu dịch phục vụ Tết Bính Thân 1956 tại Hà Nội. (Ảnh: TTXVN)
Nhà máy điện Việt Trì được khởi công xây dựng năm 1959, khánh thành năm 1962, có công suất lắp đặt 16MW, cấp điện phục vụ sản xuất cho khu công nghiệp Việt Trì và phát triển văn hóa-xã hội cho các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Hà Giang. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Nhằm chi viện cho chiến trường miền Nam, ngày 19/5/1959, Bộ Chính trị đã quyết định mở đường Trường Sơn, xây dựng tuyến giao thông vận tải quân sự nối liền hai miền Nam Bắc. Trong ảnh: Giai đoạn đầu hoạt động trên con đường bí mật xuyên rừng rậm, núi cao, trên tuyến vận tải chiến lược này, quân ta đã vận chuyển thô sơ bằng gùi, xe thồ, nhỏ lẻ với cung ngắn. (Ảnh: TTXVN)
Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ III được tổ chức từ ngày 5-10/9/1960 tại Hà Nội, quyết định đường lối cách mạng XHCN và xây dựng CHXH ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đồng chí Lê Duẩn được bầu giữ chức Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại Đại hội III của Đảng. (Ảnh: TTXVN)
Đồng bào các dân tộc tham gia nổi dậy ở Trà Bồng, Quảng Ngãi, tháng 8/1959. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
‘Đội quân tóc dài’ xã X (Bến Tre) biểu tình chống Mỹ và bè lũ tay sai Ngô Đình Diệm. Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Từ cuối năm 1959, đầu năm 1960, phong trào ‘Đồng Khởi’ lan rộng ở nhiều tỉnh Nam bộ, Tây Nguyên và miền Tây các tỉnh khu 5, tạo thành một vùng căn cứ rộng lớn. Nhiều đơn vị dân quân du kích và bộ đội địa phương tỉnh, huyện đã hình thành và phát triển trong phong trào ‘Đồng Khởi’. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Từ cuối năm 1959, đầu năm 1960, phong trào ‘Đồng Khởi’ lan rộng ở nhiều tỉnh Nam bộ, Tây Nguyên và miền Tây các tỉnh khu 5, tạo thành một vùng căn cứ rộng lớn. Nhiều đơn vị dân quân du kích và bộ đội địa phương tỉnh, huyện đã hình thành và phát triển trong phong trào ‘Đồng Khởi.’ (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Được lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng hỗ trợ, đồng bào vùng địch ở thị xã Tuy Hòa (Phú Yên) nổi dậy phá ‘ấp chiến lược’, trở về làng cũ. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Nữ chiến sỹ pháo binh Quân giải phóng Trảng Bàng (Tây Ninh) luyện tập, nâng cao kỹ thuật chiến đấu. (Ảnh: Nguyễn Toàn Phong/TTXVN)
Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam Nguyễn Hữu Thọ với các chiến sỹ Quân giải phóng. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Ngày 15/2/1961, tại chiến khu Đ (miền Đông Nam Bộ), Quân giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập, đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất về mọi mặt của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và sự chỉ huy thống nhất của Bộ Quốc phòng – Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, trực tiếp là Trung ương Cục miền Nam và Ban Quân sự thuộc Trung ương Cục. Trong ảnh: Một đơn vị Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Quần chúng nhân dân và Phật tử biểu tình chống chính quyền Ngô Đình Diệm, năm 1963. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi hiên ngang, bất khuất trước mũi súng kẻ thù ngày 15/10/1964 mãi là tấm gương sáng ngời chủ nghĩa Anh hùng Cách mạng của thanh niên công nhân Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Công nhân Sài Gòn tổng đình công đòi chính phủ tay sai Nguyễn Khánh phải công bố cho tự do hội họp, giải quyết các yêu sách của công nhân và trả tự do cho cán bộ nghiệp đoàn (tháng 9/1964). (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
Nghị quyết 15 tháng 1/1959 của Trung ương Đảng đã quyết định phát động quần chúng nhân dân, trước hết ở nông thôn, dùng đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang, tiến hành khởi nghĩa vũ trang đập tan ách kìm kẹp của Mĩ -Diệm để giành quyền làm chủ. Trong ảnh: Nhân dân lao động Sài Gòn – Chợ Lớn biểu tình chống Mỹ. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Nữ tướng Nguyễn Thị Định (thứ hai, từ phải sang) với các nữ chiến sỹ Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Ngày 1/1/1955, hàng chục vạn nhân dân Hà Nội tổ chức mít tinh, tuần hành mừng đón Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về thủ đô sau gần 9 năm lên Việt Bắc lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp thắng lợi. (Ảnh: TTXVN)
Nông dân mít tinh ủng hộ chính sách cải cách ruộng đất của Đảng và Chính phủ, năm 1955. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chỉ trong 4 năm (1954-1957), ngành Đường sắt đã khôi phục xong đường sắt Hà Nội-Mục Nam Quan, Yên Viên-Lào Cai, Văn Điển-Ninh Bình-Hàm Rồng, trong đó có nhiều công trình khó như cầu Việt Trì, cầu Ninh Bình… Trong ảnh: Khánh thành tuyến đường sắt Hà Nội-Nam Định, ngày 31/12/1955. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh đạo Đảng, Nhà nước trên khán đài tại Lễ diễu binh, diễu hành chào mừng kỷ niệm 11 năm Quốc khánh (2/9/1956) ở Quảng trường Ba Đình (Hà Nội). (Ảnh: TTXVN)
Niềm vui của nông dân khi được chia ruộng trong cải cách ruộng đất. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Cuộc cải cách đã phân chia lại ruộng đất cho đa số nông dân miền Bắc, xóa bỏ giai cấp địa chủ. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Khu công nghiệp Việt Trì là khu công nghiệp đầu tiên của Việt Nam, được khởi công xây dựng năm 1957, khánh thành năm 1962, bao gồm các nhà máy sản xuất giấy, chè, bột ngọt… (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Mỗi ngày, trạm thu mua của hợp tác xã mua bán huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông thu mua của nông dân khoảng 10 tấn thóc (tháng 12/1958). (Ảnh: Văn Khiêm/TTXVN)
Đường dây trung áp 35 KV đầu tiên tại miền Bắc: Hà Nội-Phố Nối (Hưng Yên) bắt đầu được nâng cấp, cải tạo theo hệ thống XHCN từ tháng 1/1958, tham dự vào những kế hoạch đầu tiên của nền kinh tế quốc dân, nhằm mục tiêu hàn gắn những vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế miền Bắc mới được giải phóng và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần quan trọng đối với sự phát triển ngành điện lực Việt Nam nói chung trong những thập kỷ tiếp theo. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Nhà máy điện Vinh được khởi công xây dựng ngày 1/1/1957, sau gần 2 năm đã hoàn thành và đi vào hoạt động, cung cấp điện phục vụ phát triển công nghiệp, nông nghiệp và quốc phòng cũng như đời sống nhân dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Công trình Đại thủy nông Bắc-Hưng-Hải được xây dựng từ cuối năm 1958, tổng chiều dài của hệ thống kênh chính là 200 km, khánh thành năm 1959, mang lại hiệu quả lớn trong sản xuất nông nghiệp của vùng. Đến nay, công trình vẫn phát huy hiệu quả trong việc tưới tiêu cho các vùng lân cận. (Ảnh: TTXVN)
Bốc xếp hàng tại cảng Hải Phòng (1959). (Ảnh: Văn Lượng/TTXVN)
Ngày 2 và 5/8/1964, Hải quân nhân dân lần đầu ra quân đối đầu với hải quân và không quân Mỹ đánh phá miền Bắc đã dũng cảm chiến đấu, đánh đuổi tàu khu trục Maddox ra khỏi vùng biển Việt Nam, bắn rơi 8 máy bay trên vùng biển, vùng trời miền Bắc, mở đầu thời kỳ miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ra miền Bắc. Trong ảnh: Bộ đội ta bên xác máy bay phản lực A4D, do Trung úy Hải quân Mỹ Everett Alvarez lái, bị bắn hạ tại thị xã Hòn Gai (Quảng Ninh) ngày 5/8/1964. (Ảnh: TTXVN)
Ngày 8/3/1960, Nhà máy dệt 8-3 được khởi công xây dựng và khánh thành ngày 8/3/1965. Liên tiếp trong nhiều năm, Nhà máy luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch, góp phần to lớn vào sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
Sân vận động Hàng Đẫy khởi công xây dựng ngày 16/2/1957, khánh thành ngày 24/8/1958, một tiến độ thi công được xem là cực kỳ tốc độ vào thời bấy giờ. (Ảnh: Vũ Đình Hồng/TTXVN)
Chiếc ôtô ray đầu tiên mang tên Độc lập do cán bộ, công nhân Nhà máy xe lửa Gia Lâm (Hà Nội) nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thành công. (Ảnh: Quang Thành/TTXVN)
Ngày 8/3/1960, Nhà máy dệt 8-3 được khởi công xây dựng và hoàn thành sau 5 năm. Ngày 8/3/1965, nhà máy chính thức khánh thành với vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN)
Đặt ray tại ga Vinh ngày 25/4/1964. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Ngày 2 và 5/8/1964, Hải quân nhân dân lần đầu ra quân đối đầu với hải quân và không quân Mỹ đánh phá miền Bắc đã dũng cảm chiến đấu, đánh đuổi tàu khu trục Maddox ra khỏi vùng biển Việt Nam, bắn rơi 8 máy bay trên vùng biển, vùng trời miền Bắc, mở đầu thời kỳ miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ra miền Bắc. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Lễ khánh thành Lò cao số 2 (Khu Gang thép Thái Nguyên), tháng 9/1964. (Ảnh: Lâm Hồng Long/TTXVN)
Thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), nhân dân miền Bắc đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Trong ảnh: Nhân viên trạm thu mua Chợ Sa, huyện Đông Anh, Hà Nội thu mua lợn ở xã Dục Tú (tháng 3/1964). (Ảnh: Xuân Vi/TTXVN)
Sản phẩm lốp ôtô của Nhà máy cao su Sao Vàng (tháng 3/1964). (Ảnh: Lê Quang/TTXVN)
Nhà máy Nhà máy điện Cao Ngạn (nay là Công ty Điện lực Thái Nguyên), bắt đầu đi vào vận hành từ tháng 12/1963 gồm 3 tổ máy, công suất thiết kế là 24MW, có 128 km đường dây các loại, với 10 trạm/15 máy biến áp, tổng dung lượng là 68.120 KVA, chủ yếu cung cấp điện cho khu Gang thép Thái Nguyên. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Xã viên HTX ở huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc chuẩn bị ngô để bán cho Nhà nước (tháng 5/1963). (Ảnh: Minh Đạo/TTXVN)
Tổ lưu động của Cửa hàng Bách hóa số 5 đường Nam Bộ, Hà Nội bán hàng tại Bộ Công nghịệp nặng (tháng 12/1963). (Ảnh: Xuân Vi/TTXVN)
Xã viên các hợp tác xã thuộc huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định cân đỗ nhập kho tại trạm thu mua Đống Cao (tháng 6/1963). (Ảnh: Quang Thành/TTXVN)
Một buổi thao diễn kỹ thuật của công nhân nhà máy cơ khí Duyên Hải, Hải Phòng – lá cờ đầu của ngành công nghiệp toàn miền Bắc đầu những năm 1960. (Ảnh: TTXVN)
Nhân dân xếp hàng mua đồ sắt tráng men trong những ngày giáp Tết tại cửa hàng thương nghiệp Thái Nguyên (tháng 2/1961). (Ảnh: Duy Đức/TTXVN)
Nhân viên tổ bán thịt lợn tại chợ Sắt, Hải Phòng chuẩn bị thịt lợn để phục vụ nhân dân (tháng 11/1961). (Ảnh: Vũ Tín/TXVN)
Năm 1960, khu Thượng Đình đã có 3 nhà máy: Cao su Sao vàng, Thuốc lá Thăng Long và Xà phòng Hà Nội. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)
Công trình Đại thủy nông Bắc-Hưng-Hải được xây dựng từ cuối năm 1958, tổng chiều dài của hệ thống kênh chính là 200 km, khánh thành năm 1959, là một trong những ngọn cờ thi đua trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc sau năm 1954. Ảnh: TTXVN)
Tổ lưu động bán thịt lợn của Công ty thực phẩm Hà Nội tại khu Lương Yên (tháng 1/1960). (Ảnh: Lâm Hồng/TTXVN)
Gia đình xã viên hợp tác xã Phú Cường, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ bán ngô sống cho Nhà nước (tháng 5/1960). (Ảnh: Đức Như/TTXVN)
Gian bán đồ chơi thiếu nhi trong cửa hàng Bách hóa Tổng hợp Hà Nội tấp nập trong những ngày tết Trung Thu (tháng 10/1960). (Ảnh: Trần Sơn/TTXVN)
Nông dân xã Hoàng Ngô, huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây chuyển thóc tới kho của Nhà nước (12/1960). (Ảnh: Văn Bảo/TTXVN)
Nông dân Thái Bình vận chuyển thóc đến đóng thuế cho Nhà nước tại tổng kho thị xã Hòa Bình (12/1960). (Ảnh: Văn Thái/TTXVN)
Vụ mùa 1960, Hợp tác xã Thái Hòa, xã Hợp Đồng, huyện Chuơng Mỹ, tỉnh Hà Đông bán cho Nhà nước 98 tấn thóc thừa, vượt 8 tấn. (Ảnh: Tôn Mẫn/TTXVN)
Cửa hàng mua vịt quay huyện Quảng Yên, tỉnh Cao Bằng mỗi phiên chợ mua trung bình từ 1.500kg đến 2.000kg vịt sống; hằng năm cung cấp cho nội địa và xuất khẩu trên 100 tấn vịt sống. (Ảnh: Minh Trường/TTXVN)
Diễu hành trên Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) chào mừng Ngày Quốc khánh 2/9/1959. (Ảnh: TTXVN)
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh công bố Hiến pháp năm 1959, ngày 1/1/1960. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Đầu máy xe lửa Phú Lợi 309 (Nhà máy xe lửa Gia Lâm) về ga Hàng Cỏ (Hà Nội) sau khi chạy thử (1/5/1959). (Ảnh: Lâm Hồng Long/TTXVN)
Công nhân Nhà máy xe lửa Gia Lâm, Hà Nội nỗ lực hoàn thành đầu máy 309 chào mừng ngày Quốc tế lao động 1/5/1959. (Ảnh: Đinh Thúy/TTXVN)
Tiện ích thông tin
Nguồn tin
QR Code
QR CODE: Đảng lãnh đạo xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ-Ngụy
Chúng tôi trên Mạng Xã hội
QR Code Fanpage
Mã QR Code truy cập vào Fanpage Cổng tin tức Thành phố Hải Phòng
Tin khác