Tại lễ dâng hương, đông đảo nhân dân địa phương và những người con xa quê, khách thập phương dâng hương tri ân công lao to lớn của công chúa Quỳnh Trân đối với nhân dân địa phương.
Vào năm 1283, công chúa Quỳnh Trân chọn mảnh đất đất Nghi Dương nay là xã Ngũ Phúc (huyện Kiến Thụy) để dựng chùa và xuất gia, ngày đêm hương khói thờ Phật. Tuy ở chốn cửa thiền, nhưng công chúa lo nghiệp lớn, giúp nhân dân trong vùng khai khẩn ruộng vườn, lập ấp, trồng dâu, nuôi tằm, cấy lúa… Công chúa lấy mõ để điều hành công việc. Bắt nguồn từ đó, sau này địa phương có tên là “Tổng Mõ, đền Mõ, chùa Mõ hay chợ Mõ”. Công chúa tấu trình vua cha miễn tô thu, lao dịch giúp nhân dân địa phương thêm giàu có, hưng thịnh. Công chúa còn là người thao lược vẹn toàn, giàu lòng yêu quê hương, đất nước, bà chiêu tập, huấn luyện binh sĩ, quân cơ, tích cóp lương thảo giúp vua cha đánh thắng giặc Nguyên Mông. Sau khi công chúa qua đời, vua Trần Anh Tông ban tặng sắc phong và cấp 300 quan tiền cho 5 xã Nghi Dương, Xuân Dương, Mai Dương,Tú Đôi, Du Lễ rước về và dựng điện đề thần hiệu thờ phụng bên chùa Nghi Dương. Từ đó, vào ngày 12/2 âm lịch hằng năm, nhân dân địa phương mở hội tế lễ để ngưỡng vọng, không chỉ giữ gìn nét đẹp văn hóa tín ngưỡng dân gian của địa phương, mà còn thể hiện sự tri ân và tấm lòng tôn trọng đạo hiếu. Đến năm 1992, đền Mõ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia./.
Bài và Ảnh: Bùi Hương
Tại tòa, bị cáo Lê Thanh Vân nói thấy doanh nghiệp khó khăn là giúp,…
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP Hải Phòng đang thụ lý điều…
Chiều 7/1, tại phòng họp khán đài A, Sân vận động Lạch Tray, thành phố…
Theo thông tin từ Ban An toàn giao thông TP Hải Phòng, khoảng 20h09 ngày…
Kỳ họp bất thường của Quốc hội tới đây sẽ xem xét 7 nội dung…
Đại tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ Công…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More