Thủng dạ dày sơ sinh là bệnh lý hiếm gặp, tuy nhiên tỉ lệ tử vong rất cao từ 20 đến 40% tùy theo các trung tâm điều trị. Bệnh được mô tả từ những năm 1825 do nhà khoa học Siebold. Có nhiều yếu tố nguy cơ sinh bệnh, trong đó sơ sinh non yếu, thiếu cân, các bệnh lý tắc ruột bẩm sinh, thiếu hụt lớp cơ của dạ dày thường được đề cập tới. Bệnh thường có biệu hiện lâm sàng vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau sinh.
Sản phụ TNA ở Thuỷ Nguyên, chuyển dạ đẻ thường non tháng khi thai nhi mới 35 tuần tuổi. Em bé sinh ra cân nặng 2.300g và ổn định. Tuy nhiên tới ngày tiếp theo sau đẻ, bé xuất hiện tình trạng viêm ruột: Nôn nhiều, dịch dạ dày có máu, trẻ đã được điều trị cấp cứu tại khoa Hồi sức cấp cứu-sơ sinh. Tới ngày thứ 4 sau đẻ, tình trạng sức khỏe của bệnh nhi xấu đi, môi nhợt, da tái, khó thở, bụng chướng, thành bụng nề đỏ, nồng độ oxy trong máu dưới 85%. Nhận định, đây là trường hợp sốc nhiễm trùng, với biểu hiện bệnh lý bụng ngoại khoa, bệnh viện đã quyết định cho tiến hành hội chẩn liên chuyên khoa gồm: Hồi sức cấp cứu-sơ sinh, Ngoại nhi và Gây mê hồi sức. Sau hội chẩn, bệnh nhi được chẩn đoán viêm phúc mạc, tắc ruột sơ sinh trên trẻ đẻ non cân nặng thấp, có biểu hiện shock nhiễm trùng, tiên lượng bệnh nhi có nguy cơ tử vong cao, cần được tiến hành vừa hồi sức tích cực vừa mổ cấp cứu. Dưới sự chỉ đạo của TS.BSCKII Phạm Thu Xanh, Giám đốc điều hành bệnh viện, bằng tất cả quyết tâm, tập trung mọi nhân lực, vật lực để cứu sống bệnh nhi, bệnh nhi ngay lập tức được chuyển đến phòng mổ cùng với bác sĩ khoa hồi sức cấp cứu-sơ sinh và ekip phẫu thuật khoa Ngoại nhi, tiến hành phẫu thuật cấp cứu.
Ekip phẫu thuật gồm có nhân lực của khoa Ngoại nhi, khoa Gây mê hồi sức và khoa Hồi sức cấp cứu-sơ sinh.
Trong quá trình phẫu thuật, ekip phẫu thuật phát hiện bệnh nhi có bệnh lý rối loạn quay của ruột, mặt sau dạ dày hoại tử, đã thủng trên đoạn dài 2-3cm dọc theo bờ cong lớn của dạ dày. Kế tiếp vùng dạ dày vỡ là vùng thành dạ dày không có lớp thanh cơ, kèm theo bệnh nhi có thêm bất thường rối loạn quay trung tràng. Tình trạng hoại tử thành dạ dày được đánh giá là do bệnh lý rối loạn quay ruột do phần thành dạ dày không có lớp thanh cơ bẩm sinh cùng với tình trạng non yếu của bệnh nhi gây nên. Kíp phẫu thuật quyết định cắt bỏ các dây chằng bất thường gây tắc ruột, chướng dạ dày; xếp lại ruột giúp điều chỉnh tưới máu và thông thoáng vận chuyển cho đường tiêu hóa; cắt bỏ vùng hoại tử, khâu phục hồi thành dạ dày; khâu gấp nếp vùng thiếu thanh cơ, loại bỏ khả năng dạ dày tái hoại tử, cuối cùng là làm sạch ổ bụng , đặt dẫn lưu và đóng lại thành bụng. Quá trình phẫu thuật diễn ra trong 1 giờ 25 phút.
Hậu phẫu, bệnh nhi được chuyền về điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu-sơ sinh. Bệnh nhi được thở máy, dùng thuốc trợ tim vận mạch, nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn…
Sau phẫu thuật 4 ngày, bệnh nhi được rút nội khí quản, cai máy thở; ngày thứ 6 hậu phẫu bắt đầu cho ăn sữa nhỏ giọt tăng dần. Sau phẫu thuật 18 ngày, bệnh nhi bú mẹ tốt, được xuất viện với toàn trạng ổn định, cân nặng tăng 500gram.
Ngày bệnh nhân xuất viện, niềm vui được vỡ òa trong ánh mắt của gia đình bé cùng toàn thể ekip phẫu thuật, gây mê, hồi sức. Sự thành công trọn vẹn của ca bệnh đã đánh dấu một bước tiến mới trong phát triển chuyên môn ngoại khoa nói riêng và chuyên môn nhi khoa của Bệnh viện Quốc Tế Sản Nhi hải Phòng nói chung.
Hi vọng rằng, với việc trau dồi, phát triển và nâng cao trình độ chuyên môn hàng ngày, cùng dịch vụ và sự chăm sóc từ tâm, Bệnh viện Quốc tế Sản Nhi Hải Phòng luôn là điểm đến tin cậy của các bậc phụ huynh trong hành trình bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho các bé.
Hồi 23h31' ngày 23/11/2024, Trung tâm 114 Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH nhận được…
Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…
Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…
Sáng 22/11, UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết…
Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…
Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More