Print Thứ sáu, 11/10/2019 09:52

Chiều 9-10, Ban thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố do Phó Chủ tịch UBMTTQ VN thành phố Vũ Anh Thư làm trưởng đoàn đã có giám sát tại Sở Y tế thành phố về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm. Cùng dự có đại diện Ban dân vận Thành ủy, Ban Văn hóa xã hội HĐND TP, Văn phòng UBND TP cùng đại diện các sở ngành liên quan…

Báo cáo tại cuộc làm việc, Chi cục trưởng Chi cục ATTP Nguyễn Văn Toản cho biết: Hiện nay trên địa bàn thành phố có khoảng 24.794 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Trong đó có 4.860 cơ sở sản xuất ban đầu nông lâm thủy sản; 2.934 cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm; 1.338 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; 5.549 cơ sở kinh doanh thực phẩm; 10.115 cơ sở kinh doah dịch vụ ăn uống. Theo phân cấp quản lý thì tuyến thành phố quản lý 1.643 cơ sỏ, tuyến huyện quản lý 2.261 cơ sở; tuyến xã quản lý 20.892 cơ sở…

Thời gian qua, công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm rất được coi trọng. Sở Y tế đã xây dựng phương án ứng phó ngộ độc thực phẩm hàng loạt, phương án ứng phó ngộ độc thực phẩm tại các khu nghỉ dưỡng, nhà hàng nổi, du thuyền tại khu du lịch Đồ Sơn, Cát Bà. Hằng năm Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức tập huấn quy chế điều tra ngộ độc thực phẩm cho cán bộ quản lý ATTP trên địa bàn thành phố. Kết quả trong cả năm 2018 và 9 tháng của năm 2019, trên địa bàn thành phố không xảy ra vụ ngộ độc…

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Vũ Anh Thư phát biểu kết luận cuộc làm việc

Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai công tác ATTP vẫn còn những tồn tại như: Nhân lực làm công tác ATTP còn thiếu và yếu (cán bộ công chức xã hội cấp xã kiêm nhiệm ATTP chưa có kinh nghiệm quản lý ATTP). Cán bộ làm công tác quản lý ATTP đa phần chưa được đào tạo và cấp chứng chỉ lấy mẫu. Nguồn kinh phí chi cho các hoạt động đảm bảo ATTP từ trung ương và thành phố còn hạn hẹp (khoảng 3.700 đồng/người dân) và cấp muộn (thường tháng 9 mới có) nên việc triển khai công tác nhiều khi còn gặp khó khăn.

Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật về ATTP không đồng bộ và không thống nhất, thiếu thực tiễn, tính bền vững không cao làm rào cản cho công tác quản lý ATTP, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế quản lý ATTP. Năng lực kiểm nghiệm còn hạn chế, chưa xét nghiệm được nhiều chất đáp ứng nhu cầu quản lý ATTP kiểm soát nguy cơ. Công tác phối hợp liên ngành chưa cao, còn chồng chéo trong thanh kiểm tra dẫn đến các cơ sở thực phẩm chịu nhiều đoàn kiểm tra trong năm…

Tại cuộc hội nghị, các đại biểu tập trung các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSTATP, sớm xây dựng cơ chế để xây dựng các khu giết mổ tập trung theo đúng quy hoạch; cần chú ý đến việc bố trí bếp ăn tập thể tại các trường tiểu học, mầm non…

Kết luận cuộc giám sát, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Vũ Anh Thư đánh giá sự chủ động tham mưu của ngành y tế đối với thành phố cũng như qua công tác chỉ đạo các phòng ban chức năng trong công tác kiểm soát ATTP…, điều đó thể hiện trách nhiệm lớn của ngành đối với người dân thành phố.

Đồng thời Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố đề nghị ngành y tế tiếp tục tăng cường công tác truyền thông trong việc thay đổi hành vi của người dân trong việc lựa chọn thực phẩm; công khai các cơ sở vi phạm có sản phẩm bị tiêu hủy trên truyền thông; tăng cường công tác thanh kiểm tra định kỳ và đột xuất các cơ sở sản xuất; chú trọng đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ chuyên môn; đề cao vai trò của người đứng đầu chính quyền địa phương trong việc kiểm soát ATTP cũng như phối hợp liên ngành trong triển khai công tác sao cho hiệu quả hơn nữa…

Bùi Hạnh

Nguồn. ANHP

Tiện ích thông tin
Nguồn tin
QR Code
QR CODE: Công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm thường xuyên được chú trọng
Chúng tôi trên Mạng Xã hội
QR Code Fanpage
Mã QR Code truy cập vào Fanpage Cổng tin tức Thành phố Hải Phòng
Tin khác