Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Đào Ngọc Dung đã phê bình 10 địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp nhất, tính đến 0 giờ ngày 12/8, gồm: An Giang, Hải Phòng, Bình Định, Nghệ An, Vĩnh Long, Thanh Hoá, Bắc Ninh, Quảng Trị, Quảng Nam, Bình Thuận.
Bộ trưởng đặc biệt phê bình 4 địa phương chưa thực hiện giải ngân tiền hỗ trợ: Hà Giang, Bắc Kạn, Sơn La, Phú Yên. Đây là những địa phương có số lao động ít, nhưng lãnh đạo Sở LĐTBXH không quan tâm đôn đốc giải ngân. “Tôi sẽ điện thoại cho các đồng chí bí thư tỉnh uỷ đề nghị đôn đốc việc thực hiện phê duyệt hồ sơ, giải ngân tiền hỗ trợ”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.
Theo đại diện Bộ LĐTBXH, tiền hỗ trợ lao động thuê trọ đã chuyển về các địa phương từ ngày 17/7, bảo hiểm Xã hội cũng đã xác nhận danh sách hơn 3,1 triệu lao động. Tuy nhiên, tiến độ giải ngân tiền hỗ trợ của các địa phương hiện vẫn rất thấp.
Tại hội nghị, các địa phương đã báo cáo tiến độ giải ngân. Sau khi bị nhắc nhở, Giám đốc Sở LĐTBXH Sơn La báo cáo, tỉnh có 13 lao động nằm trong diện hỗ trợ, hứa sẽ giải ngân xong trước 17 giờ ngày 12/8. ”Nếu không giải ngân xong trong ngày hôm nay, tôi sẽ xin từ chức”, Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Sơn La cam kết.
Sau khi nghe lãnh đạo Sở LĐTBXH TP Hồ Chí Minh báo cáo, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết: Theo danh sách, TP Hồ Chí Minh có khoảng 1 triệu lao động hỗ trợ tiền thuê nhà, chiếm 1/3 số người hỗ trợ và 1/3 kinh phí toàn quốc, nhưng giải ngân chậm. TP Hồ Chí Minh cần xem lại cách làm, địa phương thêm nhiều thủ tục như xác nhận giấy phép kinh doanh, tạm vắng tạm trú, mất nhiều thời gian. Bộ LĐTBXH sẽ có công văn riêng gửi Bí thư TP Hồ Chí Minh đề nghị đôn đốc giải quyết giải ngân.
“TP Hồ Chí Minh cần tập trung đôn đốc nộp hồ sơ, giải quyết hồ sơ và giải ngân; coi đây đây là nhiệm vụ trọng yếu. Bộ sẽ cử đoàn công tác hỗ trợ và liên ngành sẽ vào kiểm tra việc giải ngân”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chỉ đạo.
Đối với tỉnh Bình Dương, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, tỉnh có đông lao động và trong đợt dịch COVID-19 năm 2021, Bình Dương cũng là tỉnh có chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động bằng ngân sách tỉnh. Tuy nhiên, khi triển khai chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà trọ của Chính phủ, thì các khâu tiếp nhận hồ sơ, phê duyệt, giải ngân đều chậm. Tỉnh Bình Dương lại còn tự đưa ra thời điểm xét hồ sơ là ngày 31/8, sai với quy định.
“Tỉnh Bắc Ninh có đông lao động, nhất là khu công nghiệp, tuy nhiên, tiến độ phê duyệt hồ sơ, giải ngân rất chậm. Đề nghị lãnh đạo tỉnh quan tâm chỉ đạo trong tháng 8 phải xong”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhắc nhở.
Tại hội nghị, sau khi nghe các địa phương báo cáo, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung yêu cầu các địa phương đôn đốc, hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp rà soát lập danh sánh người lao động thuộc đối tượng hỗ trợ, gửi cơ quan Bảo hiểm Xã hội xác nhận tình trạng tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động để hoàn thiện hồ sơ hỗ trợ tiền thuê nhà, gửi UBND cấp huyện phê duyệt trước ngày 15/8/2022. Các tỉnh chỉ đạo UBND cấp huyện tập trung triển khai thực hiện chính sách, sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức tiếp nhận, hướng dẫn, thẩm định, phê duyệt và kịp thời chi trả tiền hỗ trợ thuê nhà cho người lao động theo quy định tại Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg, đảm bảo hoàn thành trong tháng 8 năm 2022.
“Do đại dịch COVID-19, đời sống của nhiều người bị ảnh hưởng, trong đó có lao động trong khu công nghiệp. Việc hỗ trợ cho người lao động, đối tượng yếu thế trong đợt đại dịch tổng là 146.000 tỷ đồng. Thị trường lao động trong thời gian qua phục hồi nhanh. Một trong chính sách phục hồi lao động của Nhà nước là dành 6.600 tỷ đồng ngân sách hỗ trợ cho khoảng 3,4 triệu lao động để giữ chân người lao động. Chính sách xây dựng từ tháng 3/2022 và 61 địa phương đã ban hành chính sách hỗ trợ, nhưng giải ngân chậm. Ngày 4/8, tại cuộc họp Chính phủ, sau khi nêu tên các địa phương giải ngân chậm, thì tốc độ giải ngân đã tăng, trong đó tỉnh cao nhất hỗ trợ giải ngân được 62%. Mặc dù vậy, hiện vẫn có những tỉnh chỉ giải ngân được 1-2%”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.
“Trong thời gian qua, Thủ tướng đã có 4 công điện chỉ đạo vấn đề này, nhưng việc giải ngân vẫn chậm. Các địa phương chưa quan tâm chỉ đạo, nhiều nơi coi đây là việc của ngành LĐTBXH và BHXH. Nhiều tỉnh còn đưa ra nhiều thủ tục riêng như yêu cầu doanh nghiệp xuất trình giấy phép kinh doanh. Có tỉnh lại thông qua Hội đồng nhân dân… khiến việc phê duyệt rất chậm. Có doanh nghiệp phản ánh nộp hồ sơ 1 tháng, nhưng chưa thấy tiền hỗ trợ. Thậm chí có đơn vị sợ sai nên chậm triển khai”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chỉ rõ.
Để thực hiện nhanh việc tiếp nhận, giải ngân tiền hỗ trợ, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung yêu cầu phải ứng dụng công nghệ thông tin. Các địa phương phải chú ý 2 mốc: Ngày 15/8 là hoàn thiện nhận hồ sơ; còn mốc 30/8 là phải hoàn thành giải ngân, các tỉnh nào đã hứa giải ngân xong trước ngày 20/8 thì phải triển khai sớm. Bộ sẽ thành lập đoàn kiểm tra để đôn đốc trong tháng 8. Đồng thời phải công khai thông tin tiến độ giải ngân trên báo chí 3 ngày/lần.
XM/Báo Tin tức
Sáng 22/12, tại trường Liên cấp Alpha, quận Dương Kinh, Tập đoàn Giáo dục EQuest…
Đến nay, Bộ Nội vụ cơ bản hoàn thành toàn bộ các báo cáo, đề…
Chiều 20/12, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…
Sáng 20/12, thông tin từ Công an huyện Thủy Nguyên, trên địa bàn huyện vừa…
Chiều 20/12, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị Tổng kết và…
Ngày 20/12, thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (Sở…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More