Xã hội

Công bố đường dây nóng vận tải đường sắt

Để kịp thời tiếp nhận, xử lý và giải quyết các thông tin phản ánh về công tác phục vụ vận tải đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (ATGT) đường sắt dịp nghỉ lễ 2/9, Cục Đường sắt Việt Nam (Bộ GTVT) đã công bố đường dây nóng.

Đường dây nóng riêng cho vận tải đường sắt

Cụ thể số điện thoại đường dây nóng: 0865367565

Cùng với đó, Cục Đường sắt Việt Nam cũng công bố số điện thoại của công chức phụ trách về công tác vận tải và công tác bảo đảm ATGT đường sắt:

Phó Trưởng Phòng phòng Vận tải-Khoa học công nghệ Bùi Thế Thành phụ trách công tác vận tải đường sắt, số điện thoại 0913582725;

Phó Trưởng Phòng Pháp chế-Thanh tra Uông Đình Hùng, phụ trách công tác an toàn đường sắt, số điện thoại 0904133074.

Tại các khu vực, Trưởng Phòng Thanh tra-An toàn I Nguyễn Giang Hải, phụ trách khu vực các tỉnh từ Quảng Bình trở ra các tỉnh phía bắc; số điện thoại 0913061437.

Trưởng Phòng Thanh tra-An toàn II Phan Thanh Hòa, phụ trách khu vực các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Định, số điện thoại 0909678405.

Trưởng phòng Thanh tra-An toàn III Đỗ Hoàn Thành, phụ trách khu vực các tỉnh từ Bình Định đến TPHCM, số điện thoại 0918679225.

Cục Đường sắt Việt Nam vừa có văn bản đề nghị tăng cường công tác đảm bảo an toàn giao thông đường sắt dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.

Tăng cường đảm bảo an toàn giao thông đường sắt

Cục Đường sắt Việt Nam vừa có văn bản đề nghị tăng cường công tác đảm bảo ATGT đường sắt dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.

Theo đó, các đơn vị cần tăng cường phối hợp, kết nối hiệu quả giữa các doanh nghiệp vận tải hành khách, hàng hóa đường bộ với vận tải hành khách, hàng hóa bằng đường sắt tại các ga đường sắt trên địa bàn để phục vụ vận tải hành khách đảm bảo chất lượng và ATGT, gắn với phòng, chống dịch COVID-19.

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về trật tự ATGT đường sắt trong phạm vi địa bàn quản lý, nhất là các quy định pháp luật về ATGT đường sắt, quy tắc tham gia giao thông tại các đường ngang, các quy định trong việc đảm bảo trật tự ATGT tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt.

Trong đó, cần đặc biệt quan tâm rà soát, điều chỉnh, bổ sung kịp thời biển báo hiệu đường bộ còn thiếu, mất, hư hỏng tại các đường ngang; xây dựng vạch, gồ, gờ giảm tốc thuộc trách nhiệm của cơ quan, đơn vị quản lý tại các khu vực, vị trí giao cắt giữa đường bộ-đường sắt có nguy cơ xảy tai nạn cao.

Tăng cường công tác tổ chức cảnh giới, chốt gác tại các điểm giao cắt, đặc biệt là các lối đi tự mở có nguy cơ mất an toàn cao chưa thể rào, đóng được; tạo bề mặt bằng phẳng, êm thuận cho các lối đi tự mở tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cao; phát quang tầm nhìn cả hai phía đường bộ và đường sắt tại các điểm giao cắt đường bộ-đường sắt; kết nối tín hiệu đường bộ, đường sắt tại các đường ngang giao cắt quốc lộ thuộc phạm vi quản lý.

Các đơn vị trong ngành đường sắt chủ động phối hợp giữa các lực lượng thanh tra đường sắt, các doanh nghiệp đường sắt, đường bộ trên địa bàn tăng cường kiểm tra các điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng đường sắt, đường bộ và phòng chống ùn tắc giao thông tại các điểm giao cắt đường bộ-đường sắt. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự ATGT đường sắt.

Phan Trang

Nguồn tin: Báo Chính phủ

Tin khác

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More