Diễn đàn Toàn cảnh TMĐT Việt Nam, do Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) và Bộ Công Thương tổ chức ngày 26/3. Ảnh: Lê Nam
Tăng trưởng mạnh mẽ
Báo cáo Chỉ số TMĐT (EBI) 2019 của VECOM công bố tại Diễn đàn năm nay cho thấy: TMĐT Việt Nam đang có mức độ tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2018 được coi là năm sôi động nhất của TMĐT với tốc độ tăng trưởng đạt trên 30%, đưa quy mô thị trường TMĐT Việt Nam lên tới 7,8 tỷ USD. Nếu tốc độ tăng trưởng TMĐT năm 2019 – 2020 tiếp tục ở mức 30% thì năm 2020, quy mô thị trường sẽ lên tới 13 tỷ USD, trong khi mục tiêu kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2016 – 2020 chỉ 10 tỷ USD.Việc ứng dụng tốt các nền tảng di động vẫn chỉ dừng ở các DN lớn. Hiện chỉ có 17% DN có website phiên bản di động, 14% DN có ứng dụng bán hàng trên thiết bị di động. Điều đó cho thấy, chúng ta cần phải có chiến lược để phát triển TMĐT sâu rộng, không phát triển nóng như hiện nay.
Bà Đặng Thúy Hà – Đại diện Công ty Nielsen Việt Nam
Đại diện Amazon – ông Gijae Seong cho hay, Việt Nam có dân số hơn 90 triệu người. Trong đó, tỷ lệ dân số trẻ và thuộc nhóm có mức độ truy cập internet thường xuyên cao hơn các nước khác, đây là cơ sở để TMĐT Việt Nam tiếp tục tăng trưởng. Ngoài ra, việc phát triển TMĐT xuyên biên giới cũng mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam ra thị trường thế giới. “Thông qua Amazon, các DN có thể ngồi tại Việt Nam bán hàng sang Mỹ, châu Âu mà không cần văn phòng, nhà kho tại đó” – ông Gijae Seong nói.
Đánh giá về TMĐT Việt Nam, Phó Chủ tịch VECOM Nguyễn Ngọc Dũng nêu rõ: Sau 20 năm internet vào Việt Nam, tới nay TMĐT ở nước ta có tốc độ phát triển rất nhanh, ngày càng trở nên phổ biến trong đời sống. Tăng trưởng TMĐT tại Việt Nam luôn duy trì ở mức trên 20%. Đặc biệt năm 2018, con số này là 30%, thuộc loại nhanh trên thế giới. Việc phát triển TMĐT xuyên biên giới cũng mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam ra thị trường thế giới.
Hà Nội xếp thứ 2 về chỉ số thương mại điện tử
Mặc dù dư địa phát triển TMĐT còn rất lớn song vẫn còn nhiều thách thức đặt ra đối với việc kiểm soát chất lượng hàng hóa và thu hẹp khoảng cách chênh lệch TMĐT giữa các địa phương.
Xếp hạng chỉ số EBI của VECOM cho thấy không có nhiều thay đổi so với năm trước. Cụ thể, EBI của TP Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu với 86,8 điểm, tăng 4,7 điểm so với năm 2017. Đứng thứ 2 là Hà Nội với số điểm 84,3, cao hơn 4,5 điểm so với năm trước. Hải Phòng năm thứ 2 liên tiếp giữ vị trí thứ 3, hai vị trí tiếp sau vẫn là Đà Nẵng và Bình Dương. Nhìn chung, top 5 tỉnh, thành đầu bảng vẫn không có sự thay đổi so với năm trước, nhưng khoảng cách giữa TP Hồ Chí Minh và Hà Nội với 3 địa phương còn lại cũng rất lớn. Cách biệt giữa điểm trung bình của nhóm 5 địa phương thấp nhất với điểm trung bình của nhóm 5 địa phương cao nhất lên tới 39,4 điểm. Kết quả này cho thấy, sự chênh lệch về phát triển TMĐT giữa các địa phương đang tăng dần. “Thu hẹp khoảng cách số tiếp tục là thử thách lớn đối với TMĐT Việt Nam”, Ủy viên Ban Chấp hành VECOM Nguyễn Kỳ Minh nhận định.
Thực tế cho thấy, công nghệ số, internet phát triển nhanh chóng đã tạo ra nhiều mô hình TMĐT mới. Các giao dịch, dịch vụ cũng không còn ở phạm vi một quốc gia mà đã xuyên biên giới, đa dạng về chủ thể tham gia, phức tạp về cách thức hoạt động. Đây là thuận lợi nhưng cũng tạo ra nhiều kẽ hở để các cá nhân, tổ chức lợi dụng TMĐT để kinh doanh hàng giả, hàng nhái, thậm chí giả mạo các DN uy tín để lừa đảo người mua gây thiệt hại kinh tế và niềm tin người tiêu dùng.
Nói về định hướng quản lý TMĐT trong bối cảnh bùng nổ kinh doanh trực tuyến hiện nay, đại diện Cục TMĐT – Kinh tế số (Bộ Công Thương) Nguyễn Hữu Tuấn cho biết, trong thời gian tới, Bộ Công Thương đề ra 3 nhiệm vụ để phát triển TMĐT. Thứ nhất là nâng cấp sửa đổi Nghị định 52/2013/NĐ-CP để tạo hành lang pháp lý bảo vệ người tiêu dùng. Được biết, từ tháng 9/2018 Bộ Công Thương đã có quyết định tăng cường chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, dự kiến tháng 4/2019 sẽ diễn ra lễ ký cam kết để chung tay đẩy lùi nạn buôn bán hàng giả, hàng nhái… Thứ hai là Bộ Công Thương xây dựng chương trình xúc tiến TMĐT giai đoạn 2021-2025 và cuối cùng là đề ra nhóm giải pháp nâng cao năng lực ứng dụng TMĐT tại các địa phương để thu hẹp khoảng cách số giữa các tỉnh, TP… Về định hướng quản lý thương mại điện tử trong bối cảnh bùng nổ kinh doanh trực tuyến hiện nay, đại diện Bộ Công Thương cho biết cơ quan này đã trình Chính phủ nhiều văn bản để quản lý TMĐT. Bên cạnh đó, Bộ thường xuyên phối hợp với Cục Quản lý thị trường xử lý vi phạm trên môi trường TMĐT.
Thương mại số có thể đạt 953.000 tỷ đồng vào năm 2030
Thương mại trên nền tảng số tạo ra cho nền kinh tế quốc nội giá trị kinh tế lên đến 81.000 tỷ đồng năm 2017 và tiềm năng có thể tăng lên đến 953.000 tỷ đồng vào năm 2030. Bên cạnh đó, giá trị của xuất khẩu kỹ thuật số cũng đã mang lại 97.000 tỷ đồng; dự kiến tiềm năng của kỹ thuật số sẽ tăng 570% đến trước năm 2030, với giá trị 652.000 tỷ đồng. Thông tin này được TS Konstantin Matthieus (Công ty AlphaBeta) đưa ra trong Báo cáo “Cách mạng dữ liệu: Việt Nam có thể nắm bắt cơ hội thương mại trên nền tảng số ở trong và ngoài nước như thế nào” được công bố tại Hội thảo “Cách mạng dữ liệu: Thương mại trên nền tảng số và cơ hội cho Việt Nam” do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế T.Ư (CIEM) tổ chức sáng 26/3. (Thảo Nguyên)
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 101/QĐ-TTg chủ trương đầu…
Chiều 14/1, đồng chí Lê Tiến Châu, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…
Chiều 14/1, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị đánh giá kết…
Chiều 14/1, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị tổng kết…
Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, ngày 14/11, đồng chí Đỗ Mạnh…
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 86/QĐ-TTg ngày 14/1/2025 chủ trương…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More