Kinh tế

Cơ hội xây dựng thương hiệu đặc sản với tiềm năng 2.000ha lúa-rươi

Hải Phòng có hơn 2.000ha lúa ở các vùng ven đê, ven biển, có thể kết hợp sản xuất lúa-rươi. Đây là cơ hội rất lớn để xây dựng thương hiệu đặc sản.

Hiệu quả cao hơn 15-20 lần so với sản xuất lúa thông thường

TP Hải Phòng hiện có khoảng 2.000ha sản xuất lúa tại các vùng cửa sông, ven biển, rất thích hợp để phát triển hình thức canh tác lúa-rươi kết hợp. Những năm gần đây, nắm bắt được nguồn lợi lớn từ những cánh đồng rươi, nhiều doanh nghiệp ở TP Hải Phòng đã liên kết với nông dân để sản xuất các loại gạo đặc sản hữu cơ như gạo ruộng rươi, gạo Tiến Vua, ST25…

TP Hải Phòng hiện có khoảng 2.000ha diện tích sản xuất lúa tại các vùng cửa sông, ven biển, rất thích hợp để phát triển hình thức canh tác lúa-rươi kết hợp. Ảnh: Đinh Mười.

Theo ông Nguyễn Ngọc Tuất, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP Hải Phòng, mô hình canh tác kết hợp lúa-rươi mang lại giá trị rất lớn cho bà con nông dân địa phương. Ngoài thu được nguồn lợi từ rươi, những sản phẩm về gạo được trồng trên cánh đồng nuôi rươi của bà con nông dân cũng được thị trường ưa chuộng và có giá bán rất cao.

TP Hải Phòng hiện có 58.000ha trồng lúa nói chung, trong đó có 2.000ha nằm trải dài trên các con đê của 4 huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Lão và Kiến Thụy. Trong số 2.000ha diện tích trồng lúa đó, có những điều kiện rất tốt để phát triển mô hình lúa-rươi”, ông Nguyễn Ngọc Tuất cho biết.

Qua đánh giá thực tế cũng cho thấy, mô hình lúa-rươi đã được bà con nông dân triển khai rất hiệu quả. Cụ thể, so với cánh đồng lúa canh tác theo truyền thống, cánh đồng lúa-rươi đã được ngăn cách bởi con đê, đó là ranh giới ngăn chặn nguồn nước có tàn dư thuốc BVTV và những yếu tố gây hại khác cho con rươi. Chính vì vậy, mô hình lúa-rươi đã được đảm bảo môi trường an toàn cho rươi sinh trưởng và phát triển.

“Với sự chăm sóc đó, mô hình lúa-rươi được triển khai với 100% hữu cơ. Tuy năng suất không cao nhưng giá lúa trồng trong ruộng rươi lại khá tốt. Theo thống kê, hiệu quả sản xuất của mô hình lúa-rươi cao hơn 15-20 lần so với sản xuất thông thường. Đây là mô hình đặc biệt mà TP Hải Phòng đã có định hướng nhân rộng và phát triển trong thời gian tới”, đại diện Sở NN-PTNT TP Hải Phòng chia sẻ.

Cần chính sách để khai thác tiềm năng

Theo ông Nguyễn Ngọc Tuất, TP Hải Phòng rất quan tâm đến công tác quy hoạch và bảo vệ môi trường do đó là những vấn đề vừa lâu dài, vừa cấp bách. Để khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho bà con nông dân cũng như các doanh nghiệp đầu tư, phát triển, nhân rộng mô hình canh tác lúa-rươi kết hợp, Thành phố cần có nhiều hơn những chính sách hỗ trợ.

Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP Hải Phòng cho rằng, chính quyền các cấp của TP Hải Phòng cần quan tâm đến 3 vấn đề cụ thể trong việc phát triển mô hình lúa-rươi.

Thứ nhất, thực trạng hiện nay các doanh nghiệp và bà con nông dân đang đầu tư triển khai mô hình lúa-rươi nhưng rất thiếu nguồn lực, đặc biệt là nguồn vốn.

Thứ hai là vấn đề thị trường, đầu ra, xây dựng thương hiệu cần được quan tâm, chú trọng hơn.

Thứ ba là cần tiếp tục nghiên cứu, đầu tư để đổi mới công nghệ, qua đó không chỉ tăng năng suất mà còn phải tăng chất lượng của sản phẩm từ mô hình lúa-rươi.

TP. Hải Phòng sẽ phối hợp, cố gắng hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu sản phẩm, phát triển thương hiệu theo hướng thương mại điện tử. Ảnh: Đinh Mười.

Theo đó, vừa qua, TP Hải Phòng đã ban hành một số chính sách mà nổi bật là chính sách phát triển nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng. Cụ thể, chính sách sẽ hỗ trợ mạnh mẽ lãi suất vốn vay cho các doanh nghiệp cũng như bà con nông dân nên nếu bà con và doanh nghiệp có nhu cầu sẽ dễ dàng triển khai hơn. Đồng thời, Thành phố cũng hỗ trợ 100% chứng nhận sản phẩm chất lượng cao, tem nhãn sản phẩm… Chính quyền các cấp sẽ cùng vào cuộc với bà con để tiếp cận chính sách này”, ông Nguyễn Ngọc Tuất khẳng định.

Bên cạnh đó, về vấn đề xây dựng thương hiệu, TP Hải Phòng sẽ phối hợp, cố gắng hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu sản phẩm; phát triển thương hiệu theo hướng thương mại điện tử bằng việc đưa sản phẩm lên các sàn giao dịch thương mại điện tử. Qua đó mở rộng thị trường, đưa những sản phẩm giá trị của mô hình lúa-rươi, sản phẩm về rươi tiếp cận nhiều hơn với thị trường và người tiêu dùng.

Trong bối cảnh chuyển đổi số được ứng dụng vào mọi lĩnh vực trong ngành nông nghiệp, TP Hải Phòng sẽ tích cực phối hợp với các đơn vị quản lý nhà nước cũng như các cơ quan nghiên cứu khoa học để tiếp tục đầu tư đưa khoa học công nghệ vào trong sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng của con rươi cũng như cây lúa.

Phạm Hiếu

Tin khác

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More