Văn hóa

Cơ hội và thách thức khi tham gia các FTA

Những năm gần đây, phù hợp với xu thế hội nhập chung của khu vực và thế giới, Việt Nam đã đẩy mạnh việc đàm phán và ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Tính đến thời điểm này, đã có 16 FTA được ký kết và có hiệu lực giữa Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ. Việc tham gia các FTA thế hệ mới là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp logistics của Việt Nam nói chung, Hải Phòng nói riêng.

Hoạt động Vận tải biển

Theo Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, cùng với tốc độ tăng trưởng của GDP, giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất nhập khẩu, trị giá bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, trong thời gian vừa qua, dịch vụ logistics của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, đạt 14 – 16%, tỷ lệ doanh nghiệp thuê ngoài dịch vụ logistics đạt khoảng 60 – 70%, đóng góp khoảng 4 – 5% GDP… Sau khi các FTA được ký kết, khối lượng hàng hóa trao đổi giữa Việt Nam và các nước trên thế giới tăng cao, nhất là những mặt hàng có khối lượng vận chuyển lớn như dệt may, da giày, thủy sản… Như vậy, cùng với độ mở của nền kinh tế Việt Nam khi tham gia các FTA, trong đó có nhiều FTA thế hệ mới, sẽ thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa gia tăng và là dư địa để ngành logistics tăng trưởng hơn.

Hiện nay cả nước có khoảng 3000 công ty tham gia cung cấp các loại hình dịch vụ logistics. Tại Hải Phòng, một số trung tâm logistics đã hình thành và đi vào hoạt động, cùng khoảng 250 doanh nghiệp đăng ký cung cấp dịch vụ logistics, trong đó có nhiều đơn vị thuộc các tập đoàn logistics đa quốc gia. Các công ty đa quốc gia có thế mạnh về hợp đồng chuyên chở với các hãng tàu lớn, mức độ đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động logistics cao, trình độ quản lý tiên tiến và đặc biệt có quan hệ tốt với các chủ hàng toàn cầu nên có nhiều lợi thế so với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Việt Nam. Trong khi đó, thế mạnh của doanh nghiệp logistics Việt Nam là đầu tư, khai thác cảng, vận tải bộ, đại lý thủ tục hải quan, khai thác kho bãi và có đội ngũ nhân sự lành nghề… Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động logistics của các doanh nghiệp Việt Nam còn có một số tồn tại như: chưa khai thác hết được lợi thế địa kinh tế và tiềm năng của mỗi địa phương; cơ sở hạ tầng phục vụ cho các hoạt động logistics cũng như sự kết nối giữa hạ tầng thương mại, hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghệ thông tin… cả trong nước và với khu vực còn chưa cao nên hiệu quả hoạt động logistics còn thấp. Khi tham gia vào các FTA, cơ hội luôn đi kèm với cạnh tranh. Theo cam kết WTO, từ năm 2014, hầu hết dịch vụ logistics đều được dỡ bỏ rào cản cho các doanh nghiệp nước ngoài gia nhập thị trường với mức vốn 100%. Chính vì thế, các doanh nghiệp logistics trong nước cần phải tự trang bị kiến thức và nâng cao khả năng cạnh tranh trước doanh nghiệp nước ngoài, bước đầu là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên nghiệp, bài bản, phù hợp với mội trường làm việc quốc tế. Toàn cầu hóa và hội nhập đòi hỏi cộng đồng doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, logistics nói riêng phải chủ động thay đổi để phù hợp với sân chơi lớn thông qua việc tận dụng cơ hội từ các FTA để liên doanh với các nhà đầu tư quốc tế.

Nguồn tin: haiphong.gov.vn

Tin khác

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More