Không thể chấp nhận
Ông Nguyễn Văn Tùng đề nghị xem xét kỷ luật cô Phạm Thị Vân, người cùng tham gia đánh học sinh trong lớp cùng với cô Nguyễn Thị Thu Trang, đồng thời kỷ luật toàn bộ Ban giám hiệu Trường Tiểu học Quán Toan (quận Hồng Bàng).
Trước đó, Chủ tịch UBND quận Hồng Bàng đã đình chỉ công tác cô Trang 6 tháng, không bố trí cho nữ giáo viên này chủ nhiệm trong một năm kể từ ngày 9.5, nhưng phụ huynh học sinh bị đánh không đồng tình.
Như Lao Động đã thông tin, vừa qua, trên mạng xã hội phát tán clip dài 11 phút ghi lại việc cô Nguyễn Thị Thu Trang (giáo viên chủ nhiệm lớp 2A8, Trường Tiểu học Quán Toan) có hành vi đánh, mắng nhiều học sinh trong giờ kiểm tra ngày 8.5.
Đặc biệt là em Hoàng Gia Đức bị cô đánh nhiều lần bằng tay vào vùng đầu, mặt và bằng thước vào chân. Một giáo viên khác (tên là Vân) cũng vào đánh học sinh. Có học sinh bị đánh đã khóc rất to trong giờ kiểm tra.
Clip nhanh chóng được phát tán rộng rãi và nhận được rất nhiều bình luận của người tham gia mạng xã hội.
Theo dõi clip hai cô giáo ở Hải Phòng đánh “hội đồng” học sinh tiểu học trong giờ kiểm tra, dư luận rất bức xúc, phẫn nộ.
Chị Ngọc Hà (quận Cầu Giấy-Hà Nội) chia sẻ: “Tôi rất bức xúc vì cô giáo liên tục đánh mắng nhiều em học sinh trong giờ kiểm tra. Trong đó hành vi tát vào mặt, gáy học sinh là rất nguy hiểm. Tôi có cảm giác như đây là hành vi quen tay của cô giáo này, chứ không phải bột phát”.
Do áp lực của bệnh thành tích?
Nhìn ở góc độ khác, thầy giáo-chuyên gia giáo dục Lê Văn Vỵ (Hương Sơn, Hà Tĩnh) phân tích: “Tôi cho rằng một phần nguyên nhân của vụ việc là do áp lực của bệnh thành tích. Cô giáo đánh mắng học sinh vì muốn các em có điểm cao, nếu các em đạt điểm thấp thì cô sẽ bị phê bình, kiểm điểm, hạ thi đua. Chứ nếu thực tâm vì các em tiến bộ thì cô không làm như vậy”.
Vị chuyên gia này phân tích: Đây là giờ kiểm tra, cô giáo biết rõ có camera giám sát. Theo nguyên tắc, giáo viên không được can thiệp, hướng dẫn vào việc làm bài của các em, để có kết quả khách quan nhất. Phải để các em làm bài tự nhiên, theo đúng khả năng từng em. Từ kết quả này, cô sẽ nắm được học lực của từng em để có hướng phụ đạo, uốn nắn, bồi dưỡng thêm tuỳ từng trường hợp.
Tuy nhiên, có thể thấy cô giáo đã vi phạm quy chế nghiêm trọng, liên tục kiểm tra nội dung, tiến độ làm bài của học sinh. Em nào không làm được, làm chậm thì cô mắng mỏ, đánh đập.
Mỗi ngày đến trường là một ngày vui?
Nhà giáo Trịnh Ngọc Đông (Thanh Hoá) bình luận: Xem clip, tôi thấy các cháu đi học quá vất vả, áp lực. Giờ kiểm tra thường quy mà cô giáo làm như đánh trận, các em mệt mỏi, sợ hãi.
Các trường thường gắn khẩu hiệu: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, vậy phải làm sao giảm áp lực, cho các em thoải mái, nhẹ nhàng, vui vẻ. Để làm được điều này, nhà trường và lãnh đạo phải từ bỏ tư duy áp đặt, thành tích, và mỗi giáo viên phải thấm nhuần kĩ năng sư phạm, thực sự yêu thương học sinh như chính con đẻ.
QUANG ĐẠI Theo Báo Lao động
Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…
Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…
Sáng 22/11, UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết…
Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…
Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…
Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More