Bước vào năm học mới 2018, nhiều câu chuyện liên quan đến giáo dục đào tạo được các cơ quan báo chí chính thống cũng như mạng xã hội đề cập. Trong đó thu hút khá nhiều sự quan tâm, có lẽ là phương pháp đánh vần mới được áp dụng cho học sinh lớp một.
(ảnh chỉ mang tính minh họa)
Xuất nguồn từ câu chuyện này có lẽ chính là những tranh cãi xoay quan loại sách mang tên “Tiếng Việt công nghệ giáo dục lớp 1”, đưa ra những cách tiếp cận mới liên quan đến việc đánh vần và phát âm. Theo những người trong cuộc, thì đây chỉ là một công trình khoa học thực nghiệm, được chỉ đạo ghép với mô hình trường học mới (VNEN).
Vấn đề nêu trên đã tạo ra làn sóng đa chiều, có ý kiến cho rằng phương pháp mới sẽ giúp học sinh phát triển khá hiệu quả kỹ năng đọc thành tiếng và viết đúng chính tả.
Những cũng có không ít ý kiến phản biện cho rằng đây là thử thách quá lớn đối với cả giáo viên lẫn học sinh, hơn nữa gọi là thực nghiệm nhưng hiện loại sách này cũng đã được nhiều trường thuộc 49 tỉnh, thành phố trong cả nước áp dụng, vô hình dung đã tạo ra hai trường phái mâu thuẫn cùng tồn tại trong hệ thống giáo dục.
Trên các trạng mạng xã hội, xuất hiện nhiều ý kiến phản ứng khá gay gắt, yêu cầu ngành giáo dục cần có giải pháp thống nhất. Phải thừa nhận là, qua thăng trầm lịch sử, tiếng Việt hiện là hệ thống quy nạp của nhiều hệ ngôn ngữ khác nhau, nhưng điều quan trọng là nó đã trở thành tài sản quốc gia, là văn hóa, là cuộc sống của người dân Việt.
Về đối ngoại, đây là một hình thức thể hiện chủ quyền quốc gia, nên những quan điểm đi ngược lại truyền thống bị chỉ trích là điều dễ hiểu. Dù là ý kiến hưởng ứng hay phản đối, thì việc cải cách, thay đổi liên quan đến quốc ngữ là chuyện quốc gia đại sự, không dễ dàng thực hiện.
Bởi trong điều kiện nhiều thế hệ cùng chung sống trong một xã hội, việc tiếp cận khác nhau với mỗi thời điểm ngôn ngữ khác nhau sẽ dẫn đến những hệ lụy không đáng có trong giao tiếp.
Điều đáng nói nữa, trong bối cảnh nền giáo dục nước nhà còn quá nhiều việc phải làm, việc đưa ra một quan điểm mà ảnh hưởng tiêu cực đầu tiên là ngành giáo dục là điều không nên. Những phản ứng của dư luận vốn không hẳn thiếu cơ sở, bởi thực tế đã có nhiều quan điểm “nực cười” vẫn đi vào chính sách, gây không ít hệ lụy trong quá trình phát triển.
Mặt khác, kinh nghiệm cho thấy thời gian qua, nhiều vấn đề hiển nhiên nhưng khi bị truyền bá với mục đích xấu, sẽ tiềm ẩn nguy cơ bất ổn xã hội, mà vụ việc “Luật đặc khu” là một ví dụ. Hy vọng rằng những người trong cuộc cần nghiêm túc nhìn nhận, lên tiếng rõ hơn về vấn đề này.
Hoàng Minh – An ninh Hải Phòng 07/09/2018