Trong cuộc sống, mọi người vẫn nhắc đến cụm từ văn hóa tinh thần, văn hóa giao tiếp, văn hóa công sở, văn hóa doanh nghiệp… để đề cao nét đẹp trong mỗi loại hình sinh hoạt. Tuy nhiên, có một loại hình văn hóa mà có lẽ nhiều người không để ý lại rất cần được đề cao, đó chính là văn hóa đi đường.
Xã hội ngày càng phát triển, nhất là các đô thị tập trung đông dân cư, nhiều phương tiện đi lại thì càng cần phải có văn hóa đi đường.
Văn hóa đi trước hết thể hiện ở tính tự giác, nghiêm túc tuân thủ các quy tắc giao thông của người tham gia giao thông. Bởi nếu chỉ vì sợ cảnh sát, sợ phạt mà chấp hành thôi thì chưa đủ.
Người có văn hóa giao thông khi điều khiển phương tiện trên đường thì dù không có cảnh sát đứng chốt, không có người lưu thông, khi gặp đèn đỏ vẫn phải tự giác dừng lại. Chứ không phải để trong đầu luôn thường trực ý thức đối phó, hễ thấy bóng cảnh sát gặp đèn vàng đi chậm, còn không thì vội rồ ga vọt để tránh đèn đỏ.
Chính từ hành vi này đã có nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm nhiều người thiệt mạng xảy ra mà nguyên nhân chính bắt nguồn từ lỗi của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Văn hóa đi đường còn thể hiện ở ý thức tham gia giao thông. Tự giác nhường đường cho xe ưu tiên khi phát tín hiệu. Người đi trước không khạc nhổ bừa bãi, vất túi đựng nôn trên ô tô, đầu thuốc lá vèo xuống đường để người sau hứng đủ.
Văn hóa đi đường còn thể hiện ở thái độ nhường nhịn nhau khi lưu thông trên đường. Bởi trong cuộc sống, không thể tránh khỏi sự va chạm, xích mích. Nhường nhịn, vị tha sẽ tránh đẩy những vụ va quẹt thành những vụ tranh cãi, ẩu đả lớn.
Văn hóa giao thông còn thể hiện ở việc không phải cứ thấy chỗ thoáng là chen lên, chả cần biết mình đang đi ngược chiều, lấn đường của người khác. Một khi chấp hành Luật lệ giao thông không trở thành ý thức của mọi người mỗi khi ra đường thì giải pháp cần di dời trường học, nhà máy sản xuất ra khu vực ngoại thành.
Cần mở rộng thêm đường xá, xây thêm cầu vượt, tăng thuế để hạn chế mua xe ô tô cá nhân… chỉ là giải quyết phần nổi của tảng băng chìm mà thôi.
Vì vậy tham gia giao thông cũng cần được ứng xử có văn hóa. Điều đó thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc dưới nhiều hình thức, trong suy nghĩ, nhận thức và những hành vi mang tính nhân văn như: Giúp đỡ người bị nạn, giúp người già, người tàn tật qua đường; tận tình chỉ dẫn tìm đường, nhường chỗ cho phụ nữ, trẻ em trên xe buýt…
Ứng xử văn hóa trong giao thông sẽ góp phần tạo thêm hình ảnh đẹp cho đường phố, xây dựng đô thị văn minh, trật tự, an toàn cùng nề nếp và lối sống văn hóa của cộng đồng dân cư.
Bùi Hạnh – An ninh Hải Phòng 13/8/2018
Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…
Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…
Sáng 22/11, UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết…
Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…
Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…
Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More