Chuyện thời cuộc: Trả giá?!

Chưa bao giờ thời tiết lại biến đổi nhanh, bất thường như những năm trở lại đây. Đang là mùa mưa nhưng nhiều tỉnh, thành khu vực phía Nam và Tây Nguyên lại phải đối mặt với hạn hán. Và nếu có mưa thì là mưa xối xả, cộng với thủy triều dâng dẫn đến ngập lụt.

Còn ở miền Bắc, sau những ngày đầu tháng 5 tiết trời se se lạnh như mùa thu, có hoa sữa nở thì nay lại nắng chang chang 38 đến 40 độ C, thậm chí tại một số thời điểm ngoài trời đã lên tới 55 độ C.

Mới đây thôi, một người đàn ông tại Hà Tĩnh khi đang thu hoạch lạc ngoài đồng đã bị sốc nhiệt dẫn tới tử vong; ô tô để lâu ngoài trời nắng đã tự bốc cháy ngùn ngụt…

Được biết, dự báo của cơ quan khí tượng thuỷ văn thì trong mùa hè 2019 này sẽ còn thêm niều đợt nắng nóng nữa với nhiệt độ trung bình sẽ lên tới 42-43 độ C, tiếp đến là thời tiết cực đoan với dông sét, mưa đá, lốc xoáy, vòi rồng, nhất là giai đoạn chuyển mùa. Đặc biệt, cảnh báo sẽ có những cơn bão mạnh, siêu bão.

Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực khoa học, môi trường thì “phần lớn sự ấm lên của địa cầu trong những năm qua là do sinh hoạt của con người gây ra và những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt đã gia tăng gấp 4 lần trong 50 năm qua”.  

Việc con người thải ra quá nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính đã và đang mang đến những hậu quả rõ ràng, khôn lường. Không chỉ ở Việt Nam mà  nhiều quốc gia khác trong khu vực châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin…, rồi các nước ở châu Phi, Ustraylia, Mỹ… cũng đều đang phải căng mình chống chọi với hạn hán, cháy rừng, bão cát…

Cũng không phải ngẫu nhiên mà hàng trăm nguyên thủ các quốc gia, dù phát triển hay đang phát triển hoặc còn đói nghèo đã phải ngồi lại tại Hội nghị thượng đỉnh về trái đất để tìm giải pháp và ký cam kết giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.

Con người đang cảm nhận được rõ ràng nhất những cơn cuồng nộ của thiên nhiên liên tiếp giáng trả với mức độ ngày càng khốc liệt, kinh hoàng hơn. Đây cũng chính là hệ luỵ của tăng trưởng nóng với hàng triệu công xưởng, của tốc độ đô thị hoá, của nạn phá rừng đầu nguồn, của việc ngăn sông làm thuỷ điện…

Nếu không điều chỉnh để thân thiện hơn với môi trường thì con người cũng sẽ phải đối mặt với nguy cơ sóng thần, động đất huỷ diệt, xâm nhập mặn, bão tuyết, bão cát xoá sổ cả nửa thành phố…

Không chỉ dừng ở hội nghị bàn giấy, ở lời kêu gọi, cổ động, phong trào, bảo vệ môi trường, sống thân thiện với môi trường phải được cụ thể hoá bằng những hành động nhỏ của mỗi cá nhân đến mỗi quốc gia và toàn cầu trước khi quá muộn!

Kim Oanh

Nguồn. ANHP

Nguồn tin: ANHP

Tin khác

Bão số 2 hướng thẳng vào Vịnh Bắc Bộ

Trưa nay 21.7, cơ quan khí tượng đã cập nhật vị trí và đường đi…

21/07/2024

Công ty ở Hải Phòng chi hơn 10 tỉ đồng xây nhà ở công nhân

Công ty Cổ phần chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Anh Minh (Hải Phòng)…

21/07/2024

Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà…

20/07/2024

Công nhận khu vực dự kiến thành lập các phường thuộc quận Hồng Bàng mở rộng, thành phố Hải Phòng

Bộ Xây dựng vừa ra Quyết định 670/QĐ-BXD về việc công nhận quận Hồng Bàng…

20/07/2024

Trường Đại học Y dược Hải Phòng công bố điểm sàn 2024

Điểm sàn xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024 Trường Đại học…

20/07/2024

Áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong…

19/07/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More