Chuyện thời cuộc: Thu hẹp khoảng cách

Ngày 12-4, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 414 phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế xã hội (KTXH) và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam giai đoạn 2019 – 2025”.

Theo đó, đề án hướng tới mục tiêu hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng CNTT nhằm góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng dân tộc thiểu số với các địa bàn trong cả nước, thúc đẩy phát triển KTXH; chủ động phòng chống các tình huống gây mất an ninh, trật tự vùng đồng bằng dân tộc thiểu số; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc từ trung ương đến địa phương.

Có thể nói, việc xác định những mục tiêu cụ thể cho việc tăng cường ứng dụng CNTT cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS và MN) nhằm thu hẹp khoảng cách số giữa thành thị và nông thôn, miền núi, giúp đồng bào nâng cao nhận thức, phát triển kinh tế là một nỗ lực quyết liệt của Chính phủ trong việc thu hẹp tiến tới xóa dần khoảng cách giữa miền xuôi và miền núi cả về khoa học kỹ thuật và kinh tế xã hội.

Bởi xu hướng phát triển công nghệ thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhiều ngành nghề và lĩnh vực. Đồng bào DTTS và MN nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa, nằm trong nhóm có thu nhập thấp chiếm số đông, còn chưa được tiếp cận hoàn toàn CNTT thì những nhóm người có thu nhập cao, ở thành phố đã có thể thích ứng và thụ hưởng các lợi ích trực tiếp từ quá trình tăng trưởng. Chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng CNTT hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển KT-XH và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS Việt Nam giai đoạn 2019-2025”, là một trong những đòn bẩy rất quan trọng đối với sự phát triển vùng DTTS, miền núi.

Đề án “Hỗ trợ đồng bào DTTS tăng cường ứng dụng CNTT phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS Việt Nam” sẽ kéo dài trong 7 năm. Bắt đầu từ năm 2018 đến 2025, có phạm vi triển khai rộng tới toàn bộ các tỉnh, thành phố trên toàn quốc có đồng bào DTTS sinh sống. Mục tiêu đến năm 2023 thiết lập hệ thống thông tin hỗ trợ đồng bào DTTS tiếp cận chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tổ chức mô hình đào tạo từ xa dạy tiếng dân tộc, kiến thức về công tác dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức công tác tại vùng DTTS, vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK, biên giới, hải đảo. Dạy nghề cho thanh niên các DTTS. Đảm bảo 80% các lễ hội, phong tục tập quán của các DTTS Việt Nam được bảo tồn dưới dạng cơ sở dữ liệu số hóa, đa phương tiện (Multi-media)…

Với sự ý nghĩa thiết thực này, hy vọng việc xây dựng và hoàn thiện hạ tầng CNTT sẽ giúp đồng bào DTTS tiếp cận thông tin về bình đẳng giới, quyền phụ nữ, quyền trẻ em, y tế, sức khỏe, việc làm, khởi nghiệp nhằm tạo ra một sân chơi bình đẳng khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ. Qua đó góp phần vào sự nghiệp phát triển KT-XH chung toàn diện của cả nước. 

Bùi Hạnh

Nguồn. ANHP

Nguồn tin: ANHP

Tin khác

Trường Đại học Y dược Hải Phòng công bố điểm sàn 2024

Điểm sàn xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024 Trường Đại học…

20/07/2024

Áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong…

19/07/2024

Thông qua 34 Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 18 HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026

Sau 3 ngày làm việc tích cực, khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm cao;…

19/07/2024

Chữa bệnh tâm thần: Nói không với cúng bái

Khoảng 50% số người bệnh từng chữa bệnh tâm thần bằng... cúng bái. Đó là…

19/07/2024

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương,…

19/07/2024

Nhân dân luôn ủng hộ, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng

Sau khi Bộ Chính trị thông báo về tình hình sức khỏe của đồng chí…

19/07/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More