Chuyện thời cuộc: Thời tiết bất thường

Như vậy là một trong những cơn bão sớm nhất của mùa năm nay đã đổ bộ vào Hải Phòng, dẫu vẫn biết là chuyện “đến hẹn lại lên” của thời tiết, nhưng không có nghĩa đó là chuyện bình thường.

(Ảnh minh họa)

          Những năm gần đây, vấn đề biến đổi khí hậu được Việt Nam và cả thế giới quan tâm, vì những ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với an sinh nhân loại.

Năm nay, sự thay đổi thời tiết theo hướng bất thường khá rõ nét, khi ngay từ đầu năm, thay cho đợt gió nồm mưa phùn như thông lệ, là những đợt nắng sớm rất gay gắt kèm theo mưa giông trái mùa. Đặc biệt mùa hè, những đợt nắng kéo dài trải dọc khắp cả nước, gây hạn hán và nhiều hệ lụy khác, mà Hải Phòng cũng chung hoàn cảnh đó.

          Dù xã hội ngày càng văn minh, khoa học kỹ thuật cũng có những bước tiến tột bậc, nhưng thời tiết vẫn là yếu tố cực kỳ quan trọng chi phối đời sống xã hội cũng như nhiều vấn đề khác, mà cơ bản loài người vẫn chưa thể làm chủ. Đơn cử như những vụ cháy liên tục xảy ra ở miền Trung vừa qua, bên cạnh những nguyên nhân chủ quan đã được xác định, thì thời tiết nắng nóng cũng đóng góp không nhỏ.

Chưa kể, thời tiết thất thường, lúc nắng thì như đổ lửa, lúc mưa lại dồn dập, không những làm cản trở sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa và sinh hoạt, mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về biến đổi sức khỏe, tai nạ do lũ lụt hay rừng núi sạt lở, đe dọa tính mạng của người dân.

          Chính vì vậy, điều hiển nhiên là bên cạnh việc tìm tòi phát triển khoa học kỹ thuật, ứng xử hay hưởng thụ thành quả xã hội văn minh, chuyện ứng phó với biến đổi khí hậu cũng cần được đặt lên tầm cao mới.

Bởi lẽ, theo kết quả nghiên cứu thì biến đổi khí hậu chính là một hệ lụy do tốc độ phát triển xã hội gây ra, từ việc bê tông hóa làm biến dạng bề mặt trái đất, ô nhiễm môi trường do phát triển công nghiệp, ô nhiễm nguồn nước và không khí do hóa chất hay kết cấu phòng hộ tự nhiên của trái đất bị phá vỡ… Mà Việt Nam, một nước đang phát triển, với vị trí địa lý có hơn 3.000 km bờ biển chắc chắn không thể đứng ngoài cuộc.

          Trở lại với cơn bão số 2, dù cường độ chưa đến mức lớn, nhưng có thể thấy Hải Phòng là thành phố biển, dù to hay nhỏ thì mọi cơn bão đều gây thiệt hại, nếu không bị bão tàn phá thì sự ngừng trệ các hoạt động khai thác nuôi trồng thủy sản, sản xuất, kinh doanh… cũng không kém phần nghiêm trọng.

Việc bão vào sớm ngay từ đầu mùa, có thể coi là một cảnh báo để các cấp, các ngành và cả người dân cần tập trung cao hơn với diễn biến bất thường của thời tiết năm nay.

                                                                                          Hoàng Minh

Nguồn. ANHP

Nguồn tin: ANHP

Tin khác

Phó chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Thọ kiểm tra công tác phòng, chống bão số 2 tại các địa phương

Chiều 22/7, đồng chí Nguyễn Đức Thọ, Phó chủ tịch UBND thành phố kiểm tra…

22/07/2024

Tin bão khẩn cấp, cơn bão số 2, cập nhật 17h ngày 22/7/2024

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, do ảnh hưởng của…

22/07/2024

Đêm 22/7, bão số 2 đổ bộ trực tiếp vào khu vực vịnh Bắc Bộ

Với lượng mưa lớn lại dồn dập trong thời gian ngắn thì hầu hết khu…

22/07/2024

Tin bão khẩn cấp, cơn bão số 2, cập nhật 11h ngày 22/7/2024

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, lúc 13 giờ ngày 22/7,…

22/07/2024

Đình chỉ hoạt động du lịch, vui chơi giải trí tại các khu vực biển, đảo từ 12 giờ 00 ngày 22/7/2024

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân…

22/07/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More