Chuyện thời cuộc: Thiếu nước

Hàng năm cứ đến mùa khô, trên các phương tiện đại chúng lại ngập tràn những thông tin phản ánh về tình hình hạn hán, thiếu nước ngọt phục vụ cho canh tác và cả sinh hoạt, khiến người ta không khỏi mủi lòng.

(Ảnh minh họa)

 Cần thấy rằng, chúng ta cũng đang sở hữu một nguồn nước ngọt khá dồi dào, xứng đáng để nhiều quốc gia khác trên thế giới phải phát thèm.

Cụ thể, theo số liệu thống kê thì nước ta có mạng lưới sông ngòi vô cùng phong phú, với tổng chiều dài hơn 41.900km, chưa kể do điều kiện mưa nhiều đã tạo ra một số lượng chi lưu sông và suối rất lớn.

Dọc bờ biển, khoảng 23 km có một cửa sông, hàng năm vào mùa mưa, nước từ đất liền ào ào đổ ra biển, gây ra cảnh thừa nước đến úng lụt. Vậy tại sao tình trạng thiếu nước vẫn tái diễn?

Cũng theo số liệu thống kê, tổng trữ lượng nước mặt của Việt Nam khoảng 840 tỷ m3, nhưng trong đó khoảng 63% lượng nước là từ nước ngoài chảy vào nước ta. Như vậy, tài nguyên nước của chúng ta phụ thuộc rất lớn từ bên ngoài.

Cùng với đó, những khó khăn trong việc quy hoạch, quản lý và nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng đã và đang gây ra những áp lực trong việc khai thác, sử dụng. Gần đây, thêm nhiều báo cáo cho rằng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình trạng hạn hán và nước mặn xâm thực cũng khiến cho nhiều khu vực khan hiếm nước ngọt nghiêm trọng.

Vẫn biết chuyện biến đổi khí hậu đang mang tính toàn cầu, nhưng xem ra lý lẽ trên chưa hẳn là nguyên nhân chính đối với việc thiếu nước ngọt ở nước ta. Mới đây một báo cáo của cơ quan chuyên môn cho thấy,  nguồn nước mặt trên phạm vi toàn quốc không những suy kiệt mà còn ô nhiễm.

Lý do phần lớn là việc thiếu cân đối giữa bảo tồn và phát triển, đơn cử như việc xây dựng các công trình thủy điện ở thượng nguồn tạo ra sự thiếu ổn định trong lưu thong nguồn nước, hay việc đầu tư nhiều dự án công nghiệp, phát triển đô thị đã khiến nguồn nước vừa kiệt vừa ô nhiễm, chưa kể quá trình khai thác tài nguyên tràn lan đã hủy hoại những vùng ngưng tụ tự nhiên cả trên rừng và dưới lòng sông. Trong khi đó, hạ tầng phục vụ cho việc giữ nguồn nước chưa thực sự được quan tâm đúng mức.

Nhiều ý kiến đề xuất, để khắc phục, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ về cơ chế chính sách, nhất là quản lý tài nguyên nước theo lưu vực với sự điều phối liên ngành, liên vùng, để khai thác một cách bền vững. Rõ ràng, giải pháp là làm thế nào để nguồn nước ngọt hàng năm không thất thoát ra biển là rất quan trọng, thiết nghĩ điều này chỉ có thể thực hiện ở tầm vĩ mô.

                                                                                          Hoàng Minh

Nguồn. ANHP

Nguồn tin: ANHP

Tin khác

Quận Ngô Quyền: Thêm 48 hộ dân đủ điều kiện được bốc thăm nhận nhà mới

Sáng 27/11, UBND quận Ngô Quyền phối hợp với Công ty TNHH MTV Quản lý…

27/11/2024

Đường Hồ Chí Minh trên biển là Di tích quốc gia đặc biệt

Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc…

27/11/2024

Bộ Nội vụ nói gì về “phương án hợp nhất tỉnh, thành phố” lan tràn trên mạng xã hội?

Mấy ngày gần đây, trên mạng xã hội lan truyền thông tin về phương án…

27/11/2024

Phối hợp giúp đỡ người lang thang

Gần 300 lượt người lang thang trên đường phố được thu gom vào các cơ…

26/11/2024

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Thủ tướng đồng ý nghỉ 9 ngày liên tục

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 8726/VPCP-KGVX ngày 26/11/2024 truyền đạt ý…

26/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More