Chuyện thời cuộc: Thêm hành trang cho trẻ

Mùa hè đến là khoảng thời gian tuyệt vời cho trẻ nhỏ để xả stress sau một năm đánh vật với con chữ. Thế nhưng trẻ vui mừng bao nhiêu thì phụ huynh lại lo lắng bấy nhiêu, nhất là vấn nạn đuối nước luôn tiềm ẩn cận kề.

Mùa hè năm 2019 mới chỉ bắt đầu nhưng nhiều vụ đuối nước thương tâm đã xảy ra. Chiều 19-5, 5 học sinh rủ nhau đi tắm biển tại khu vực bãi Đá Ông Địa, tỉnh Bình Thuận. Sóng lớn cuốn 5 em ra xa. Mặc dù được người dân và lực lượng cứu hộ hỗ trợ nhưng 2 học sinh vẫn không qua khỏi. Mới đây nhất, vào ngày 2-6, tại Quảng Trị, một vụ đuối nước xảy ra khiến 2 học sinh tiểu học tử vong…

Mỗi hè, Việt Nam lại ghi nhận hàng trăm ca đuối nước là trẻ nhỏ. Sở dĩ nạn nhân chủ yếu là trẻ em do đang độ tuổi hiếu động, các em xuống nước nô đùa, không có kỹ năng bơi lội, kỹ năng xử lý tình huống khi xảy ra sự cố… khiến cho năm nào cũng xảy ra những tai nạn thương tâm.

Có một điều khá xót xa là nhiều trường hợp trẻ đã biết bơi mà vẫn đuối nước. Do đó vấn đề đặt ra ở đây trẻ không những cần biết bơi, học kỹ năng tồn tại dưới nước mà còn cần nắm được kỹ năng cứu đuối. Bởi khá nhiều vụ đuối nước tập thể là do các em hoảng loạn cứu nhau không được nên cùng bị chìm.

Như vậy, muốn giảm thiểu tình trạng đuối nước thì việc phổ cập dạy bơi, dạy các kỹ năng an toàn dưới nước cho trẻ em chính là giải pháp cơ bản. Tuy nhiên, thực tế nhiều năm qua, bơi lội chưa bao giờ được đưa vào nhà trường như một môn học chính thức để dạy học sinh, mặc dù nước ta có tới 3.260 km đường bờ biển, mật độ sông ngòi dày đặc và thường xuyên xảy ra thiên tai, lũ lụt.

Khảo sát của Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho thấy, hiện mới chỉ có 35% trẻ em ở Đồng bằng sông Cửu Long và 10% trẻ em khu vực đồng bằng sông Hồng biết bơi. Tỷ lệ này càng thấp hơn nữa với vùng miền núi.

Rõ ràng việc đưa môn bơi vào các trường họ là cực kỳ cần thiết. Song trên thực tế, rất nhiều trường từ hệ giáo dục tiểu học đến đại học đều không có bể bơi. Bởi đầu tư hệ thống bể bơi trong các trường học rất khó khả thi do kinh phí tốn kém.

Đã có ý kiến kêu gọi xã hội hóa trong việc đầu tư xây dựng bể bơi trong trường học, liên kết giữa trường học và cơ sở có bể bơi tại địa phương để dạy học sinh bơi. Tuy nhiên, nếu cứ chờ đủ cơ sở vật chất mới tiến hành dạy bơi thì phải mất rất, rất nhiều năm nữa việc phổ cập bơi cho trẻ mới có thể thực hiện được. 

   “Hãy tự cứu mình trước khi trời cứu”, nhiều gia đình đã chấp nhận bỏ tiền triệu để cho con tham gia khóa học bơi trong thời gian hè. Tuy nhiên học phí còn khá cao trong khi số buổi học chỉ có hạn. Do đó nhiều cháu mới chỉ nắm được các thao tác, chưa kịp bơi thuần thục đã… hết học.

Đã có địa phương như Đà Nẵng, hè đến tất cả học sinh tiểu học đều phải tham gia lớp học bơi miễn phí và coi đó là chứng chỉ cần thiết để hoàn thành bậc học tiểu học. Thiết nghĩ cách làm này rất cần được nhân rộng để trang bị thêm cho các học sinh một kỹ năng sống thiết yếu để vững chắc bước vào đời.

Bùi Hạnh

Nguồn. ANHP

Nguồn tin: ANHP

Tin khác

Phó chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Thọ kiểm tra công tác phòng, chống bão số 2 tại các địa phương

Chiều 22/7, đồng chí Nguyễn Đức Thọ, Phó chủ tịch UBND thành phố kiểm tra…

22/07/2024

Tin bão khẩn cấp, cơn bão số 2, cập nhật 17h ngày 22/7/2024

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, do ảnh hưởng của…

22/07/2024

Đêm 22/7, bão số 2 đổ bộ trực tiếp vào khu vực vịnh Bắc Bộ

Với lượng mưa lớn lại dồn dập trong thời gian ngắn thì hầu hết khu…

22/07/2024

Tin bão khẩn cấp, cơn bão số 2, cập nhật 11h ngày 22/7/2024

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, lúc 13 giờ ngày 22/7,…

22/07/2024

Đình chỉ hoạt động du lịch, vui chơi giải trí tại các khu vực biển, đảo từ 12 giờ 00 ngày 22/7/2024

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân…

22/07/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More