Kinh tế

Chuyện thời cuộc: Tăng tốc

Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) là các ngành công nghiệp sản xuất nguyên vật liệu, phụ kiện, phụ tùng linh kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, chế biến, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng. Do đó việc phát triển công nghiệp hỗ trợ được xem là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Việt Nam nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Tuy nhiên, thực trạng ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam còn yếu và chưa đáp ứng được nhu cầu. CNHT mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu trong nước với các sản phẩm chủ yếu là chi tiết đơn giản, có giá trị thấp trong cơ cấu giá trị sản phẩm, phục vụ cho một số ít các lĩnh vực như dệt may, da giày, phụ tùng và linh kiện.

Nguyên nhân của tình trạng này đã được chỉ ra một phần là do nguồn lực đầu tư cũng như sự hỗ trợ của Nhà nước cho các ngành công nghiệp ưu tiên, CNHT trước đây chưa tương xứng với quy mô và vai trò vốn có. Các chính sách phát triển CNHT còn chậm ban hành và thiếu đồng bộ, nhất quán mặc dù quan điểm của Ðảng, Nhà nước đã xác định rất rõ vai trò của ngành này trong phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, quản lý nhà nước về CNHT yếu, sự phối hợp chính sách giữa Trung ương và địa phương chưa hiệu quả. Nhiều địa phương chưa thật sự quan tâm và đầu tư cho phát triển CNHT, khiến các chính sách hỗ trợ và ưu đãi do trung ương đề ra không được địa phương thực hiện đúng…

Theo các chuyên gia, CNHT được coi là ngành sản xuất nền tảng của ngành công nghiệp chính yếu, thông qua việc cung cấp linh kiện, phụ tùng và các quy trình kỹ thuật. CNHT không phải là ngành công nghiệp mang tính chất “phụ trợ” mà là ngành xương sống của nền công nghiệp quốc gia. Trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu, công nghiệp quốc gia không thể tồn tại và phát triển được nếu không có ngành CNHT phát triển bởi đây là yếu tố quyết định giá thành sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm cuối cùng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Để có thể chủ động trong chuỗi cung ứng, bên cạnh nội lực của doanh nghiệp, những năm gần đây, Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành nhiều quy định nhằm thúc đẩy phát triển CNHT, điển hình như Nghị định 111/2015/NĐ-CP về phát triển CNHT; Quyết định 68/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Phát triển CNHT từ năm 2016 – 2025… Hy vọng với quyết tâm của Chính phủ, CNHT sẽ có điều kiện để tăng tốc. Qua đó sẽ góp phần tập trung nhiều nguồn lực cho phát triển CNHT nhằm xây dựng nội lực quốc gia và tự cường đất nước.

Bùi Hạnh

Nguồn. ANHP

Nguồn tin: ANHP

Tin khác

Trường Đại học Y dược Hải Phòng công bố điểm sàn 2024

Điểm sàn xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024 Trường Đại học…

20/07/2024

Áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong…

19/07/2024

Thông qua 34 Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 18 HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026

Sau 3 ngày làm việc tích cực, khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm cao;…

19/07/2024

Chữa bệnh tâm thần: Nói không với cúng bái

Khoảng 50% số người bệnh từng chữa bệnh tâm thần bằng... cúng bái. Đó là…

19/07/2024

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương,…

19/07/2024

Nhân dân luôn ủng hộ, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng

Sau khi Bộ Chính trị thông báo về tình hình sức khỏe của đồng chí…

19/07/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More