Chuyện thời cuộc: Nguy cơ thiếu i-ốt

Các điều tra gần đây của Tổng cục Thống kê cho thấy độ phủ muối iôt ở Việt Nam hiện chỉ còn trên 46%, thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới và thấp hơn cả với thời điểm trước năm 2005.

Đến nay, không phải ai cũng tường tận được nguy cơ đối với sức khỏe con người nếu thiếu vi chất này. Đó là nếu thiếu hụt iốt sẽ gây ra bướu cổ, đần độn, giảm khả năng lao động, sảy thai, thai chết lưu…

Điều đáng nói là đã có lúc Việt Nam thanh toán được tình trạng thiếu hụt iốt trong phạm vi toàn quốc vào năm 2005 với độ phủ muối iôt trên 90%. Tuy nhiên, sau khi kết thúc chương trình mục tiêu quốc gia năm 2005, do không còn kinh phí truyền thông, thiếu kinh phí mua hóa chất trộn vào muối ăn là ioddua kali (IK) và iodat kali (KIO3) vốn phải nhập khẩu, việc sản xuất muối iôt đòi hỏi công nghệ cao, cho nên không nhiều loại muối iôt trên thị trường hiện nay đáp ứng điều kiện sử dụng để phòng ngừa các rối loạn thiếu iôt.

Bên cạnh đó, do hình thái địa lý của VN sau mưa lũ nước cuốn trôi nhanh lớp đất màu, cuốn luôn iôt trên lớp đất mặt và làm giảm hàm lượng iôt trong nông sản, vì vậy hiện tượng thiếu iôt diễn ra ngay cả ở các vùng biển.

Nhiều địa phương ở Việt Nam hiện nay đang đối mặt với tình trạng không thường xuyên sử dụng muối iốt khiến cho độ bao phủ iốt giảm nhiều, nguy cơ thiếu hụt iốt quay trở lại. Độ phủ iôt xuống thấp cũng đồng nghĩa các bệnh do thiếu hụt iôt tăng lên, nặng nề nhất là các bệnh đần độn hoặc thiểu năng trí tuệ do thiếu iôt, suy giáp do thiếu iôt…

Do đó rất nhiều ý kiến của các chuyên gia đề nghị Việt Nam cần nhanh chóng tái khởi động chương trình mục tiêu quốc gia phòng rối loạn thiếu iôt, tăng độ phủ muối iôt trở lại. Bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của muối iốt đối với sức khỏe của mỗi người, đặc biệt là thế hệ tương lai thì việc đa dạng hóa các sản phẩm có vị mặn có bổ sung iôt như muối, nước mắm, hạt nêm… là điều nên làm.

Để tạo được sự chuyển động mạnh mẽ, cần sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền và các cơ quan chức năng. Tuy nhiên sau những gì thực tế đã trải qua thì vấn đề đặt ra là sau khi đạt được mục tiêu, việc giữ độ phủ muối iôt, phòng ngừa các bệnh do thiếu iôt cần là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục chứ đừng để có tiền, có chương trình thì giảm bệnh, hết tiền, hết chương trình thì lại… trở lại như xưa.

Bùi Hạnh

Nguồn. ANHP

Nguồn tin: ANHP

Tin khác

Áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong…

19/07/2024

Thông qua 34 Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 18 HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026

Sau 3 ngày làm việc tích cực, khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm cao;…

19/07/2024

Chữa bệnh tâm thần: Nói không với cúng bái

Khoảng 50% số người bệnh từng chữa bệnh tâm thần bằng... cúng bái. Đó là…

19/07/2024

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương,…

19/07/2024

Nhân dân luôn ủng hộ, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng

Sau khi Bộ Chính trị thông báo về tình hình sức khỏe của đồng chí…

19/07/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More