Chuyện thời cuộc: Nghiêm túc

Vậy là đến nay đã tròn một năm rưỡi Uỷ ban châu Âu (EC) thông báo áp dụng biện pháp cảnh báo bằng hình thức thẻ vàng đối với sản phẩm hải sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU. Đồng thời, EC cũng đưa ra các khuyến nghị Việt Nam cần phải làm trong 6 tháng để có thể tháo gỡ thẻ vàng hoặc tăng nặng lên hình thức thẻ đỏ, tức là cấm nhập khẩu sản phẩm hải sản vào thị trường EU.

Sản phẩm thuỷ sản phải rõ xuất xứ, nguồn gốc

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam thì thị trường châu Âu chiếm từ 17-20% tổng sản lượng xuất khẩu thuỷ sản với giá trị từ 350-400 triệu USD, xếp vị trí số 1. Từ khi có thẻ vàng con số trên giảm chỉ còn khoảng 250 triệu USD, tụt xuống vị trí thứ 4, chưa kể đến các lô hàng bị kiểm tra ngặt nghèo hơn, tốn thời gian và chi phí nhiều hơn.

Nghiêm trọng hơn, nếu không được EC gỡ thẻ vàng thì hệ luỵ các thị trường khác như Mỹ, Nhật… cũng sẽ áp dụng các biện pháp “rắn” hơn đối với thuỷ sản Việt Nam, gây nhiều bất lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này và kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Điều đáng nói là trong cùng khu vực ASEAN không chỉ có Việt Nam mà một số quốc gia khác cũng bị nhận thẻ vàng, thậm chí thẻ đỏ của EC như Philippin, Thái Lan, Campuchia, Hàn Quốc, Đài Loan… Tuy nhiên, Philippin chỉ mất 10 tháng triển khai đồng bộ các biện pháp khắc phục và đã được EC chấp thuận gỡ thẻ vàng, tiếp đến là Hàn Quốc, Thái Lan, Inđônêxia…

Được biết, theo thống kê Việt Nam có gần 110.000 tàu cá, trong đó có khoảng 33.000 tàu đánh bắt xa bờ. Những khuyến nghị của EC đối với Việt Nam tập trung chủ yếu vào việc thực thi hiệu quả các quy tắc quốc tế, tăng cường truy xuất nguồn gốc sản phẩm thuỷ sản và ngăn chặn các sản phẩm thuỷ sản đánh bắt bất hợp pháp. Những điều trên cũng được EC đưa ra với một số quốc gia trong khu vực ASEAN và các nước đã thực hiện nghiêm túc.

Tại Việt Nam thì sao?

Trong khi thời hạn EC sang đánh giá lại về việc Việt Nam thực hiện các khuyến nghị ra sao thì trong những ngày qua trên các phương tiện thông tin đại chúng, lực lượng kiểm ngư vẫn phát hiện, bắt giữ tàu cá Việt Nam xâm phạm địa phận lãnh hải của các nước khác, thậm chí thay màu sơn tàu, đeo biển số giả để trà trộn vào khu vực đánh cá của nước bạn. 

Có thể thấy việc gỡ thẻ vàng của EC đối với sản phẩm thuỷ sản Việt Nam phải được thực hiện nghiêm túc, nỗ lực, quyết tâm từ các Bộ, ngành, 28 địa phương ven biển, các doanh nghiệp và tới từng chủ tàu cá. Nếu đâu đó còn có tâm lý làm cho xong, làm để đối phó thì hậu quả là khôn lường đối với nền kinh tế của quốc gia. 

 Kim Oanh

Nguồn. ANHP

Nguồn tin: ANHP

Tin khác

Trường Đại học Y dược Hải Phòng công bố điểm sàn 2024

Điểm sàn xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024 Trường Đại học…

20/07/2024

Áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong…

19/07/2024

Thông qua 34 Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 18 HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026

Sau 3 ngày làm việc tích cực, khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm cao;…

19/07/2024

Chữa bệnh tâm thần: Nói không với cúng bái

Khoảng 50% số người bệnh từng chữa bệnh tâm thần bằng... cúng bái. Đó là…

19/07/2024

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương,…

19/07/2024

Nhân dân luôn ủng hộ, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng

Sau khi Bộ Chính trị thông báo về tình hình sức khỏe của đồng chí…

19/07/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More