Kinh tế

Chuyện thời cuộc: Nâng cao giá trị của gạo

Trong phiên chất vấn tại diễn đàn Quốc hội vừa diễn ra, người đứng đầu ngành NN&PT nông thôn đề xuất giải pháp sẽ tập trung tái cơ cấu theo hướng ưu tiên một số nhóm giống phù hợp với nhu cầu thị trường và nâng cao giá trị hạt gạo.

Theo đại biểu này, lúa gạo hiện là ngành hàng rủi ro, hiệu quả kinh tế không cao, bấp bênh? Trên thế giới có 7 tỷ người thì chỉ 3,5 tỷ người ăn gạo, sản lượng lúa gạo thương mại toàn cầu hằng năm chỉ khoảng 36 triệu tấn, với kim ngạch thương mại 3,2 tỷ USD, điều kiện khách quan đó đã tạo áp lực và giới hạn việc xuất khẩu gạo.

Được biết Việt Nam có 7,8 triệu ha đất canh tác, trong đó đất lúa chiếm tới 4,1 triệu ha, cho sản lượng khoảng gần 50 triệu tấn lương thực/năm. Việt Nam nằm trong nhóm những quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, tuy nhiên còn gặp không ít bất cập về tính cạnh tranh như chất lượng, giá và một số vấn đề khác. Hơn nữa do thị trường xuất khẩu của Việt Nam vốn có nhiều nền kinh tế chậm phát triển, một số lượng lớn thuộc về xuất tiểu ngạch, nên hiệu quả chưa thực sự lớn.

Rõ ràng, việc thương mại hóa nhằm nâng cao giá trị của lúa gạo, khai thác hiệu quả hơn thế mạnh ngành hàng này là điều cấp thiết. Tiếc rằng, cũng như nhiều lĩnh vực khác, việc nghiên cứu chuyển hóa chức năng của nông sản nói chung và lúa gạo nói riêng ở Việt Nam còn hạn chế. Ngoài những sản phẩm truyền thống, gần đây thị trường xuất hiện một số sản phẩm mới từ gạo như bánh gạo, đồ uống, dầu ăn… nhưng hầu hết dựa trên nền tảng của công nghệ chế biến ngoại nhập.

Trở lại với đề xuất của người đứng đầu ngành NN&PTNT, cụ thể là hướng tới giảm diện tích trồng lúa, định hướng phát triển gạo thành dược phẩm, thực phẩm chức năng, cũng mới là ý tưởng. Việc triển khai thực hiện chắc chắn cần nhiều phản biện cũng như dựa trên các căn cứ nghiên cứu mang tính khoa học thiết thực. Tuy nhiên đây cũng là vấn đề đáng lưu tâm, một mặt nâng tầm giá trị cho hạt gạo, mặt khác vẫn phải bảo đảm an ninh lương thực, trong bối cảnh dân số gia tăng và diễn biến thay đổi của khí hậu toàn cầu.

Điều đáng nói nữa là, dù mới chỉ là đề xuất nhưng được đưa ra tại diễn đàn lớn như Quốc hội, có tầm ảnh hưởng vĩ mô rất lớn, nếu sự tiếp cận thiếu thận trọng, vồ vập sẽ rất dễ tạo ra hệ lụy trong chiến lược lâu dài. Bởi đơn giản, giá trị của hạt gạo đã gắn bó hàng nghìn năm với Việt Nam, trong khi những quốc gia đang cạnh tranh ngôi vị số một về xuất khẩu mặt hàng này, lại là những nền kinh tế phát triển hơn, đáng kể như Mỹ, Ấn Độ, Thái Lan…

Hoàng Minh

Nguồn. ANHP

Nguồn tin: ANHP

Tin khác

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung Đảng khóa XIII

Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII…

25/11/2024

Tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong thực hiện quyết tâm sắp xếp, tổ chức bộ máy

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Trung ương tập trung cho ý kiến vào…

25/11/2024

Tập trung triển khai các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông đối với lứa tuổi học sinh

Nhằm ngăn ngừa tai nạn giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông…

25/11/2024

Hải Phòng có tân Cục trưởng Cục Hải quan thành phố

Tổng cục Hải quan mới có Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cục Điều tra…

25/11/2024

Thí sinh Hải Phòng trở thành Á vương 1 của Nam vương Thế giới – Mr World 2024

Tối 23-11, chung kết Nam vương Thế giới - Mr World 2024 diễn ra tại…

24/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More