Chuyện thời cuộc: Lại thêm chuyện đau lòng

Vào tối 14-9 tại TP Thái Nguyên đã xảy ra vụ án mạng nghiêm trọng, đáng chú ý đây lại là vụ việc liên quan đến mâu thuẫn gia đình, xảy ra không lâu sau vụ án kinh hoàng ở huyện Đan Phượng (Hà Nội) hồi đầu tháng.

(Hình ảnh minh họa)

Theo thông tin ban đầu, do mâu thuẫn phát sinh, ông Bùi Xuân H. (63 tuổi, trú tại phường Thịnh Đán, TP Thái Nguyên)) đã mang theo hung khí đến nhà em ruột là bà Bùi Thị H. (60 tuổi, trú tại phường Chùa Hang, cùng TP Thái Nguyên) truy sát. Hậu quả bà Bùi Thị H. bị trọng thương dẫn đến tử vong, chồng và con rể bà H. cũng bị thương nặng.

Vụ việc khiến ai nghe qua cũng liên tưởng ngay tới vụ án trước đó, vào ngày 1-9 đối tượng Nguyễn Văn Đ. (53 tuổi) ở xã Hồng Hà (huyện Đan Phượng, Hà Nội) truy sát cả gia đình em trai ruột, khiến em trai và 3 người thân khác bị tử vong, một người bị thương nặng.

Hai vụ việc xảy ra cách nhau đúng nửa tháng, đều có tính chất như nhau, và cùng cảnh “huynh đệ tương tàn”, để lại di chứng lâu dài cho gia đình, dòng tộc những người liên quan.

Ở vụ việc trước, nguyên nhân đã được xác định vì những bất đồng không thể hòa giải trong tranh chấp đất đai, vụ việc sau còn đang được làm rõ, nhưng rất có thể cũng vì lý do tương tự.

Cho thấy, trong đời sống xã hội hiện nay, dưới tác động của những lợi ích vật chất, cùng với sự xuống cấp về lối sống thực dụng, đã khiến một số người sẵn sàng chà đạp lên chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Hậu quả đau lòng đã rõ, tác động xã hội cũng rất lớn, thực sự là hồi chuông cảnh tỉnh không riêng trong phạm vi nhưng địa phương nêu trên.

Có thể thấy, thời gian qua trên địa bàn cả nước, mâu thuẫn phát sinh trong các cuộc tranh chấp về đất đai, nhất là thừa kế di sản hay phân chia tài sản không phải là chuyện hiếm. Ngay tại Hải Phòng, những câu chuyện tương tự vẫn ngày ngày hiển hiện, là nguồn cơn tiềm ẩn mất an ninh trật tự, đồng thời làm rạn nứt mối quan hệ huyết thống của nhiều gia đình.

Bên cạnh sự ích kỷ, lòng tham và cố chấp của cá nhân người trong cuộc, phần nào cũng có trách nhiệm của cấp thẩm quyền, khi chưa kịp thời xử lý mâu thuẫn hoặc xử lý lấy lệ, thiếu thỏa đáng từ khi còn manh nha.

Thiết nghĩ đã đến lúc các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể nhân dân, nhất là ở cơ sở, nơi tiệm cận với từng hoàn cảnh, cần coi trọng hơn chuyện hóa giải những mâu thuẫn gia đình. Có như vậy mới tránh được những vụ việc tương tự, góp phần bảo đảm xây dựng thiết chế văn hóa cho một xã hội lành mạnh, ổn định.

Hoàng Minh. Nguồn. ANHP

Nguồn tin: ANHP

Tin khác

Sắp đón đợt không khí lạnh đầu tiên, miền Bắc trở mưa

Cơ quan khí tượng cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh đầu mùa,…

20/09/2024

Ngập lụt tại Khu công nghiệp An Dương và Tràng Duệ: Mong sớm được khắc phục

Khu công nghiệp (KCN) An Dương và Tràng Duệ có khoảng 70 nghìn lao động…

20/09/2024

Bộ Nội vụ tán thành phương án nghỉ liền 9 ngày Tết 2025

Bộ Nội vụ thống nhất với phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2025 kéo dài…

20/09/2024

Khai mạc Kỳ thi nâng ngạch công chức năm 2024

Sáng 20/9, tại Trung tâm Trường Chính trị Tô Hiệu, Hội đồng thi nâng ngạch…

20/09/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More