Thời gian qua, khi việc tổ chức cho học sinh các cấp học phổ thông học tập trung trở lại, đã xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều. Có luồng ý kiến mang hơi hướng phản đối vì cho rằng đây là nguyên nhân khiến số lượng học sinh mắc Covid-19 gia tăng. Nhưng cũng có luồng ý kiến cho rằng nguồn lây không thể do các trường học tự phát, mà cũng do từ bên ngoài mang đến.
Trải qua nhiều đợt dịch, ở nhiều cấp độ khác nhau và ở nhiều vùng miền khác nhau, các chương trình, kế hoạch của giáo dục phổ thông luôn bị gián đoạn, phải thay đổi, điều chỉnh.
Điều này đương nhiên làm xáo trộn những nền nếp truyền thống đã được tạo dựng từ nhiều thập kỷ, nhưng điều đáng lo nhất chính là chất lượng học thức của một thế hệ, khi quá trình dạy-học không diễn ra như trình tự. Đây sẽ là vấn đề đối với tương lai, khi các em chính là những người chủ kế tiếp của đất nước.
Trong một thời gian dài phòng, chống dịch bệnh, nhiều cấp học phải chuyên sang hình thức dạy-học trực tuyến, thay cho tập trung. Hiện chưa có đánh giá nào về chất lượng trực tuyến, nhưng chắc chắn rằng hình thức này không thể đem lại cho học sinh những kết quả tích cực như tập trung.
Bởi lẽ việc đến trường không chỉ cho các em tiếp cận kiến thức, mà còn tạo dựng môi trường tổ chức kỷ luật, giao lưu, khát vọng, thi đua, rèn luyện, kỷ niệm… từng bước hình thành những chuẩn mực hết sức quan trọng cho giai đoạn trưởng thành của các em.
Ngành giáo dục có đặc thù, mọi hoạt động cơ bản thống nhất trên toàn quốc, nên không có chuyện cùng độ tuổi, cùng chương trình, cùng cấp học… lại có thể tổ chức những hình thức riêng biệt. Cũng vì thế, những chính sách, cơ chế được ban hành rất khó để làm hài lòng, đáp ứng yêu cầu cho từng hạt nhân trong xã hội.
Hơn nữa, việc vận hành hoạt động giáo dục cũng phải đặt trong bối cảnh chung của tổng thể vận động cả quốc gia, ngành giáo dục không thể “nằm yên” khi toàn xã hội đã chuyển sang trạng thái mới, theo tinh thần Nghị quyết 128 của Chính phủ.
Cho thấy, việc tổ chức cho các trường học phổ thông hoạt động tập trung trở lại là vấn đề hết sức đáng quan tâm, để phục hồi vận hành trở lại hệ thống mà chúng ta đã mất rất nhiều kinh phí, trí tuệ, công sức đầu tư và kỳ vọng cho tương lai, đảm bảo cho chất lượng giáo dục được phát triển thông suốt, xứng đáng là trụ cột của công cuộc xây dựng đất nước.
Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả trong điều kiện dịch bệnh Covid-19, có lẽ rất cần một kịch bản chỉn chu hơn, dựa trên cơ sở thực tiễn và những hướng dẫn riêng cho ngành giáo dục, đồng thời có tham vấn từ nhiều ngành liên quan cũng như đáp ứng yêu cầu của đa số đại chúng.
Mấu chốt là chúng ta cần phải ngắt mạch thụ động, dạy-học tạm thời, để “trống” đánh giá chất lượng như hiện nay, mà cần chủ động thích ứng linh hoạt, thống nhất nhận thức trong tình hình mới.
Hoàng Minh
Từ ngày 6-8/1, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ…
Virus (hMPV) lây qua đường hô hấp, qua giọt bắn, hắt hơi, sổ mũi hoặc…
Thực hiện Chỉ thị số 46/CT-TTg ngày 23/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về một…
Để bàn giao mặt bằng phục vụ thi công dự án đầu tư xây dựng…
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, hiện nay (8/1),…
Từ năm 2025 sẽ có 3 phương thức tuyển sinh vào lớp 10 THPT gồm:…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More