Chuyện thời cuộc: Không thể chủ quan

Căng thẳng về chính sách giữa Mỹ và Trung Quốc, mà người ta gọi là cuộc chiến thương mại với những diễn biến mới theo chiều hướng tiêu cực.

Gia công hàng hóa xuất khẩu tiềm ẩn nguy cơ thiếu bền vững của nền kinh tế

          Khỏi phải nói đến tác động của cuộc khủng hoảng quan hệ thương mại này, bởi lẽ Mỹ và Trung Quốc là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, mỗi động thái dù tích cực hay tiêu cực từ hai quốc gia này đều gây ảnh hưởng trên quy mô toàn cầu. Nhiều ý kiến cho rằng, trong bối cảnh tranh chấp thương mại Mỹ – Trung, Việt Nam là một trong những nước hưởng lợi, khi có nhiều cơ hội lấp vào chỗ trống xuất khẩu hàng hóa mà cuộc chiến này để ngỏ. Nhưng thiết nghĩ, đó chỉ là dấu hiệu trước mắt, bởi mọi chuyện sẽ an bài khi hai cường quốc tìm được tiếng nói chung, và rất có thể mọi thứ sẽ trở lại vạch xuất phát.

Còn vấn đề mà người viết muốn đề cập, rằng giả như kịch bản tranh chấp tương tự diễn ra đối với Việt Nam, thì mức độ ảnh hưởng sẽ như thế nào? Nhìn vào cuộc đối đầu Mỹ – Trung, thấy rõ dù bị thiệt hại không nhỏ nhưng lợi thế đang nghiêng về nước Mỹ, bởi họ không chỉ là nền kinh tế lớn nhất, mà họ chiếm quyền sở hữu trí tuệ và công nghệ trên mọi lĩnh vực cũng lớn nhất, chưa kể lợi thế đồng đô-la đang áp đảo trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Trong khi Trung Quốc bản chất là nền kinh tế mới, tăng trưởng nóng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nền sản xuất dựa trên nền tảng gia công và chuyển giao công nghệ (bằng mọi hình thức) từ nước ngoài. Nghĩa là nhìn từ một góc độ khác, nền công nghiệp và thương mại của Trung Quốc chịu nhiều lệ thuộc như là một thị trường tiêu thụ từ Mỹ.

          So với Trung Quốc, nền kinh tế Việt Nam có nhiều nét tương đồng, tăng trưởng nhanh nhưng chưa thực sự bền vững, hàng hóa xuất nhập khẩu phụ thuộc nhiều vào gia công, việc làm chủ công nghệ và kiểm soát thị trường ngoài nước còn yếu, nguồn đầu tư cũng chịu nhiều sự chi phối từ nước ngoài, kết quả nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ càng khó so bì với trung Quốc. Rõ ràng trong bối hội nhập sâu rộng, nếu dẫn đến xung đột thương mại kiểu Mỹ – Trung, Việt Nam tiềm ẩn những điều không thể không lo. Trên thực tế, chúng ta đã gặp phải hoàn cảnh hết sức khó khăn cách đây 30 năm, khi thị trường Liên Xô và Đông Âu đổ vỡ, để lại một bài học sâu sắc về nền kinh tế phụ thuộc.

          Có lẽ chính vì điều đó, nên những năm gần đây Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm đến việc xây dựng một nền kinh tế tự chủ, chuyển dịch mô hình tăng trưởng từ “nóng” sang “xanh” với lộ trình bền vững. Và từ câu chuyện của hai nước Mỹ – Trung, cho thấy những hành động của chúng ta càng phải quyết liệt và quyết tâm hơn, là chuyện của người, nhưng chúng ta không thể chủ quan lơ là, chỉ thỏa mãn với cơ hội trước mắt.

                                                                                          Hoàng Minh

Nguồn. ANHP

Nguồn tin: ANHP

Tin khác

Công ty ở Hải Phòng chi hơn 10 tỉ đồng xây nhà ở công nhân

Công ty Cổ phần chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Anh Minh (Hải Phòng)…

21/07/2024

Trường Đại học Y dược Hải Phòng công bố điểm sàn 2024

Điểm sàn xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024 Trường Đại học…

20/07/2024

Áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong…

19/07/2024

Thông qua 34 Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 18 HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026

Sau 3 ngày làm việc tích cực, khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm cao;…

19/07/2024

Chữa bệnh tâm thần: Nói không với cúng bái

Khoảng 50% số người bệnh từng chữa bệnh tâm thần bằng... cúng bái. Đó là…

19/07/2024

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương,…

19/07/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More