Chuyện thời cuộc: Khát vọng thương hiệu Việt

Ngày 3-12 vừa qua, lãnh đạo hai Tập đoàn Vingroup và Masan đã chứng kiến một sự kiện kinh tế lớn, theo đó chính thức sáp nhập phân khúc chuỗi sản xuất nông sản và kinh doanh hàng bán lẻ của VinGroup vào MasanGroup.

Cụ thể, từ nay các Công ty VinCommerce và VinEco của VinGroup sẽ được nhập vào Công ty hàng tiêu dùng Masan trực thuộc MasanGroup. Thoả thuận được cho là nhằm tối ưu hóa thế mạnh hoạt động của mỗi bên, đồng thời tạo nên một tổ hợp bán lẻ có sức cạnh tranh vượt trội và quy mô hàng đầu Việt Nam.

Giới truyền thông gọi đây là “cái bắt tay lịch sử” giữa hai tập đoàn hàng đầu Việt Nam, do hai tỷ phú Phạm Nhật Vượng (VinGroup) và Nguyễn Đăng Quang (MasanGroup) đứng đầu. Điều hết sức thú vị là cả hai doanh nhân này đều bắt đầu sự nghiệp và trưởng thành từ Liên Xô (cũ), trở về lập nghiệp tại nước nhà, những năm qua tạo dấu ấn rất mạnh mẽ vào nền kinh tế Việt.

Nếu như từ hoạt động chế biến thực phẩm, Phạm Nhật Vượng đã nổi tiếng và trở thành người đứng đầu tập đoàn đa ngành VinGroup, thì Nguyễn Đăng Quang hiện đang sở hữu những thương hiệu thực phẩm thuộc tốp nổi tiếng nhất Việt Nam, mà nước chấm Chinsu hay mỳ ăn liền Omachi chỉ là ví dụ.

Cần phải thấy rằng, việc sáp nhập giữa các doanh nghiệp là câu chuyện bình thường xưa nay của Việt Nam cũng như thế giới, nhưng cái bắt tay giữa hai nhà tỷ phú thuộc nhóm giàu nhất với quy mô như đã nói, có lẽ là lần đầu tiên ở Việt Nam.

Hình ảnh minh họa.

Trong đó, riêng VinCommerce bao gồm cả chuỗi kinh doanh bán lẻ 2.600 siêu thị và cửa hàng Vinmart & Vinmart+ tại 50 tỉnh, thành phố. Còn VinEco có 15 Nông trường trên cả nước, hơn 800 Hợp tác xã liên kết, đang sử dụng khoảng 3.000 ha diện tích sản xuất, với gần 3.000 tấn nông sản tiêu thụ mỗi tháng.

Điều dễ nhận thấy là cuộc sáp nhập giữa phân khúc sản xuất nông sản và bán lẻ từ Vingroup vào nhà sản xuất kinh doanh Masan sẽ tạo ra một mô hình thương mại khép kín từ sản xuất đến tiêu dùng rất lớn. Điều này sẽ gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trước áp lực của các nhà bán lẻ thế giới, đồng thời tạo tiền lệ tích cực trong kết cấu tổ chức doanh nghiệp tư nhân, vốn là điểm yếu của Việt Nam lâu nay.

Dù con đường phía trước còn không ít khó khăn thách thức, nhưng tin tưởng rằng, với kinh nghiệm thương trường và tiềm lực tài chính lớn, hai nhà tỷ phú Phạm Nhật Vượng và Nguyễn Đăng Quang sẽ tiếp tục gặt hái thành công, góp phần làm vang lên niềm tự hào thương hiệu Việt.

Hoàng Minh

Nguồn tin: ANHP

Tin khác

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Thủ tướng đồng ý nghỉ 9 ngày liên tục

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 8726/VPCP-KGVX ngày 26/11/2024 truyền đạt ý…

26/11/2024

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria thăm và làm việc tại Hải Phòng

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch…

26/11/2024

Kịp thời giúp khách hàng thoát “bẫy” lừa đảo chuyển hơn 5 tỷ đồng

Chiều 26/11, Công an huyện Vĩnh Bảo thông tin, sáng 26/11, khách hàng Nguyễn Quốc…

26/11/2024

Trao giải cuộc thi “Thầy cô trong mắt em” TP Hải Phòng

Chiều 26.11, Sở Giáo dục và Đào tạo - Công đoàn Giáo dục TP Hải…

26/11/2024

Khai mạc Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo tại Techfest Việt Nam 2024

Chiều 26/11, tại Hải Phòng, Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) phối hợp UBND…

26/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More