Chuyện thời cuộc: Gỡ thẻ

Ngày 25-10-2017, tại Hà Nội, Tổng cục Thủy sản đã họp báo khẩn phát đi thông tin Liên minh Châu Âu (EU) công bố “giơ thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này do liên quan tới nạn đánh bắt bất hợp pháp, không được báo cáo và không được quản lý (IUU).

Mặc dù Lệnh rút thẻ vàng của EU bắt đầu có hiệu lực từ ngày 23/10 chỉ áp dụng đối với hải sản khai thác từ biển chứ không phải cả với thủy sản nuôi trồng. Trong khi đó, tỷ lệ hải sản đánh bắt của Việt Nam xuất sang EU hiện nay rất thấp, chỉ chiếm có 5,1%”. Thế nhưng việc thủy sản Việt Nam bị EC giơ “thẻ vàng” đang khiến không chỉ các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang EU mà cả ngư dân và người nuôi trồng thủy sản đều lo lắng.

Đến nay, đã qua gần 2 năm hải sản nước ta bị EC áp dụng “thẻ vàng” cảnh cáo, thế nhưng đến nay vẫn chưa gỡ bỏ được do tình trạng vi phạm khai thác hải sản trái phép vẫn còn diễn biến phức tạp.

Việc áp dụng thẻ vàng đã khiến kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang châu Âu bị chững lại. Trước thực trạng trên, Bộ NN&PTNT xác định, gỡ “thẻ vàng” là nhiệm vụ trọng tâm đặt ra đối với toàn ngành để giữ vững mục tiêu tăng trưởng thời gian tới. Chính vì vậy khi mà chỉ còn vài ngày nữa, đoàn công tác của Ủy ban châu Âu (EC) sẽ sang Việt Nam để kiểm tra việc khắc phục “thẻ vàng” đòi hỏi việc xây dựng chế tài xử lý vi phạm mạnh đối với chủ tàu và địa phương để xảy ra sai phạm là việc cần làm ngay.

Với quyết tâm tháo gỡ “thẻ vàng” cho hải sản Việt Nam, ngày 16/5/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định 42 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

Nghị định được ban hành được giới chuyên gia coi là công cụ hữu hiệu, khắc phục các khoảng trống pháp lý. Đặc biệt việc quy định rõ về hình thức và mức xử phạt, đồng thời phân rõ thẩm quyền xử phạt đến tận chủ tịch xã sẽ tạo tính đồng bộ trong việc triển khai Luật Thủy sản, cũng như xử phạt kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thủy sản, góp phần giảm thiểu khai thác bất hợp pháp. Mức xử phạt cũng được quy định khung hình rất cao cũng tạo tính răn đe chống khai thác bất hợp pháp đối với thủy sản Việt Nam.

Đây cũng còn được coi là cơ hội để Việt Nam xây dựng khung pháp lý chặt chẽ quản lý khai thác hải sản, để chuyển từ nghề cá nhân dân sang nghề cá khai thác có trách nhiệm bền vững.

Bùi Hạnh

Nguồn. ANHP

Nguồn tin: ANHP

Tin khác

Ban Chuyên đề An ninh Hải Phòng: Thăm, dâng hương tưởng niệm tại gia đình cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024)…

27/04/2024

Nắng nóng gay gắt trên cả nước kéo dài đến ngày 30/4

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, nắng nóng và nắng…

27/04/2024

Phường Trần Nguyên Hãn (Lê Chân): Triển khai mô hình “Nhóm zalo phòng chống tội phạm, phòng chống cháy nổ”

Nhằm phát huy vai trò của người dân trong công tác đấu tranh phòng chống…

27/04/2024

Hải Phòng tăng cường hợp tác khoa học, công nghệ với Hàn Quốc

Tiếp tục chuyến công tác tại Hàn Quốc, ngày 26-4, đồng chí Lê Tiến Châu,…

26/04/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More