Đại biểu này cũng cho rằng, Việt Nam đang dùng giờ làm việc của thời kỳ còn là nước nông nghiệp để áp vào các đô thị đang phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch là ko phù hợp. “Đi học, đi làm muộn hơn, nghỉ trưa ngắn sẽ đem lại lợi ích về giao thông, tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu quả sử dụng giờ làm và kỷ cương làm việc của công chức, đồng thời tạo điều kiện cho phát triển kinh tế ban đêm”, đại biểu này khẳng định.
Mặc dù đây mới chỉ là ý kiến đề xuất, nhưng được đưa ra tại diễn đàn Quốc hội, nơi đại diện cho ý chí toàn dân nên rất đáng lưu tâm. Trên thực tế, lý luận đại biểu đưa ra có thể hợp lý với một bộ phận, chứ chưa hẳn đã phù hợp với đại chúng hoàn cảnh hiện tại.
Chẳng hạn về giờ làm, với quy định 8h/ngày không chỉ riêng Việt Nam, thì việc bắt đầu làm việc muộn hơn, đương nhiên thời gian sẽ bị kéo dài hơn ở khung giờ khác. Nhất là ở Việt Nam, thời tiết khí hậu nhiều mùa khác nhau, không phải lúc nào và ở đâu cũng có thể áp dụng “cứng” một khung giờ nhất định.
Về thời giờ nghỉ trưa 1 tiếng như đề xuất, có quan điểm cho rằng cũng không hợp lý, bởi theo thói quen sinh hoạt hiện nay, quãng thời gian buổi trưa rất nhiều gia đình tận dụng để lo việc nhà. Đơn giản chỉ là việc đón con, đi chợ, nấu cơm và cả gia đình chung bữa… 1 tiếng là điều hết sức bất cập.
Còn ở những môi trường nặng nhọc, việc nghỉ một tiếng buổi trưa cũng có thể ánh hưởng đến tái tạo sức lao động của người lao động. Mặt khác, cũng tại Quốc hội, trước đó đã đề cập đến việc kéo dài thời gian làm thêm, như vậy với khung giờ theo đề xuất trên, rất có thể sẽ dẫn đến mâu thuẫn trong phương pháp bố trí công việc.
Còn nữa, sự thay đổi giờ làm theo đề xuất nêu trên, nếu như được áp dụng vào thực tiễn dễ phát sinh xung đột với nhiều cơ chế khác. Bởi rất khó dung hòa sự kết nối giữa hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, hoạt động xã hội và nhiều lĩnh vực khác với hoạt động hành chính công.
Chưa kể một số lĩnh vực cũng cần phải thay đổi cơ chế mới có thể áp dụng, đơn cử như học sinh chỉ học một buổi sáng, nếu giảm đi 1 tiếng sẽ phải giảm dung lượng học phần, còn nếu học hai buổi sẽ tăng thêm diện tích trường học và có thể cả biên chế giáo viên?
Thiết nghĩ, một chính sách mới được đề xuất, đại diện cho đại chúng, những người trong cuộc cần có những nghiên cứu sâu hơn, thiết thực với cuộc sống hơn.
Hoàng Minh
Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi, sáng 28/11, tại khách sạn Pullman, Bộ Khoa…
Đây là chủ đề hội thảo quốc tế hưởng ứng Techfest Việt Nam 2024 diễn…
Thực hiện chương trình công tác năm 2024 và căn cứ tình hình thực tiễn,…
Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và ma túy Công an…
Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng vừa ký Quyết định 4432/QĐ-UBND thành lập…
Sáng 28/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam chủ trì Hội nghị…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More