Chuyện thời cuộc: Giải bài toán nhân lực cao

Cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 hiện nay đã trở thành một xu thế và tạo sức ép mạnh mẽ lên các ngành kinh tế, trong đó có ngành dệt may, một ngành nghề có những đóng góp lớn cho nền kinh tế của nước ta nhiều năm qua.

Đánh giá những tác động của CMCN 4.0 đối với ngành Dệt may Việt Nam, nhiều chuyên gia cho rằng, có hai vấn đề, một là đầu tư công nghệ 4.0 cần phải có tài chính; nhưng điều quan trọng nữa là phải xây dựng lực lượng lao động, con người 4.0 để phát huy được công nghệ mới.

Thực tế hiện nay nguồn nhân lực ngành dệt may vẫn còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Về chất lượng, đến 75% lao động trong lĩnh vực này chưa qua đào tạo (chủ yếu mới chỉ tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông) hoặc chỉ được đào tạo dưới 3 tháng. Dự báo đến năm 2025, ngành dệt may Việt Nam sẽ cần thêm 130.000 lao động có trình độ đại học, cao đẳng. Con số này sẽ tăng lên trên 210.000 vào năm 2030. Đặc biệt, nếu tính chất lượng nhân lực để có thể đáp ứng các vị trí, quy trình sản xuất ngành dệt may theo yêu cầu của CMCN 4.0 thì ngành dệt may đang thiếu một nguồn nhân lực chất lượng cao rất lớn.

Những hạn chế cả về số lượng và chất lượng đang là thách thức lớn đối với sự phát triển của ngành dệt may. Bởi dưới tác động của CMCN 4.0, rất nhiều khâu trong chuỗi giá trị ngành dệt may sẽ được sử dụng máy móc, rô bốt… thay cho sức lao động của con người. Đơn cử, ở khâu sản xuất sợi, cách đây 10 năm, DN sợi cần sử dụng 100 – 110 lao động cần thiết để vận hành một nhà máy có quy mô 1 vạn cọc sợi, nhưng khi áp dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất, số lượng nhân lực giảm chỉ còn 25 – 35 lao động để vận hành nhà máy có quy mô tương tự.

Do đó để tồn tại và phát triển, ngành dệt may hiện nay không còn cách nào khác là phải tập trung đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Bởi cho dù có vốn, công nghệ nhưng không có nhân lực vận hành được máy móc, thiết bị thì doanh nghiệp vẫn mãi chỉ đứng ngoài cuộc chơi.

Tuy nhiên, đây thực sự là vấn đề vĩ mô mà một mình doanh nghiệp không thể tự khắc phục. Do vậy, bên cạnh sự chủ động của doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước phát huy vai trò làm cầu nối, kết nối doanh nghiệp với các chuyên gia, cơ sở đào tạo để có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu. Trong đó, Nhà nước cần quy hoạch hệ thống cơ sở đào tạo ngành dệt may tương xứng với quy mô và nhu cầu thực tế của ngành; có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo lao động nhằm rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo và nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Chỉ khi nào có “một cái bắt tay chặt hơn” giữa cơ sở đào tạo – doanh nghiệp – chính quyền thì bài toán của ngành dệt may trong thời kỳ CMCN 4.0 mới thực sự được giải quyết triệt để.

Bùi Hạnh

Nguồn. ANHP

Nguồn tin: ANHP

Tin khác

Bí thư Thành ủy thăm, tặng quà gia đình người có công tiêu biểu trên địa bàn quận Đồ Sơn

Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh, liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2024), chiều 24/7, đồng…

24/07/2024

Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu công khai thông tin về các dự án nhà ở xã hội

Sáng 24/7, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng chủ trì cuộc họp nghe…

24/07/2024

Các doanh nghiệp thủy lợi: Dứt điểm giải tỏa các công trình vi phạm

Thời gian gần đây, các doanh nghiệp thủy lợi trên địa bàn thành phố có…

24/07/2024

Công bố các Quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác cán bộ tại các địa phương và đơn vị

Sáng 24/7, Thường trực Thành ủy triệu tập Hội nghị công bố các Quyết định…

24/07/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More